29/03/2021 07:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Liên minh châu Âu, tổng thống Mỹ lên án ngày 27-3 tại Myanmar: 'Khủng khiếp, không chấp nhận!'

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Liên minh châu Âu (EU) nói rằng thay vì chào mừng, quân đội Myanmar đã biến Ngày các lực lượng vũ trang 27-3 vừa qua trở thành "ngày khủng khiếp". Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng dùng từ "khủng khiếp" để miêu tả.

Liên minh châu Âu, tổng thống Mỹ lên án ngày 27-3 tại Myanmar: Khủng khiếp, không chấp nhận! - Ảnh 1.

Người biểu tình xuống đường phản đối đảo chính quân sự ở Monywa, vùng Sagaing, Myanmar - Ảnh: AFP

Ngày 28-3, EU đã lên án hành vi bạo lực của quân đội Myanmar nhắm vào người biểu tình là "không thể chấp nhận được". Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi ít nhất 107 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar, theo Hãng tin AFP.

"Leo thang bạo lực, với hơn 100 cái chết của thường dân do quân đội Myanmar gây ra vào Ngày các lực lượng vũ trang (27-3) của nước này, là không thể chấp nhận được" - ông Josep Borrell, đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU, lên tiếng.

Ông nhấn mạnh trái ngược với sự kiện chào mừng, quân đội Myanmar đã biến ngày 27-3 thành "ngày khủng khiếp và xấu hổ".

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28-3 chỉ trích các hành động nhắm vào người biểu tình ở Myanmar là "hoàn toàn vô nhân đạo". "Thật khủng khiếp!" - ông Biden nói với báo giới từ bang Delaware, Mỹ.

Tuyên bố từ EU và Tổng thống Biden được đưa ra sau khi lãnh đạo quân đội 12 nước Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Đức, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, New Zealand và Hi Lạp cùng ra tuyên bố chung, lên án việc quân đội Myanmar và các cơ quan an ninh liên quan "sử dụng vũ lực sát thương với những người không có vũ khí".

Trong diễn biến liên quan, Hãng tin Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết các lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng nhắm vào một đám tang ngày 28-3, trong bối cảnh người dân trên khắp Myanmar tụ tập để tưởng nhớ hơn 100 người đã thiệt mạng vào ngày trước đó.

Vụ việc diễn ra tại thị trấn Bago, gần thành phố Yangon khi nhiều người đến dự tang lễ sinh viên 20 tuổi Thae Maung Maung. "Khi chúng tôi đang hát bài ca để đưa tiễn cậu sinh viên, lực lượng an ninh ập đến và nổ súng vào chúng tôi. Mọi người vội vã bỏ chạy" - một phụ nữ tên Aye kể lại.

Thai PBS: Hơn 3.000 người Myanmar chạy qua biên giới sang Thái Lan

TTO - Đài Thai PBS của Thái Lan và một nhóm hoạt động cho biết hơn 3.000 người từ tỉnh Karen của Myanmar đã chạy sang Thái Lan ngày 28-3. Bangkok chưa xác nhận thông tin này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar