20/06/2023 09:29 GMT+7

Liên Hiệp Quốc thông qua hiệp định lịch sử về đa dạng sinh học biển

Liên Hiệp Quốc đã thông qua hiệp định ràng buộc pháp lý về bảo vệ đa dạng sinh học biển ngày 19-6. Đây là bước ngoặt lịch sử sau hai thập kỷ đàm phán.

Liên Hiệp Quốc thông qua hiệp định lịch sử về đa dạng sinh học biển - Ảnh 1.

Lặn kiểm tra san hô tại biển Sulu ngoài khơi Philippines năm 2018 - Ảnh chụp màn hình CBS News

Hiệp định lịch sử trên có tên gọi chính thức là "Hiệp định về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia" (BBNJ).

Đúng như tên gọi, Hiệp định về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ là cơ sở pháp lý để buộc các nước phải có trách nhiệm bảo vệ những vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia

Các quốc gia phải cam kết không hủy hoại môi trường, đánh bắt cá bền vững và sử dụng có trách nhiệm các vùng biển trên.

Theo trang UN News của Liên Hiệp Quốc, hiệp định mới bao gồm 76 điều khoản. Trong đó, bao gồm một số điều tiến bộ, dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Hiệp định sẽ thiết lập khuôn khổ cho các khu bảo tồn biển ngoài vùng tài phán quốc gia. Hiệp định yêu cầu các nước ký kết báo cáo đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động trên biển.

Hiệp định sẽ tạo ra một Hội nghị các bên (COP) để giám sát và thực thi việc tuân thủ các điều khoản. Trong đó sẽ bao gồm một ban cố vấn khoa học.

Hiệp định về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia cũng sẽ tạo ra một cơ chế chuyển giao công nghệ biển cho các nước đang phát triển. Mục đích nhằm đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích và tài nguyên từ biển khơi.

"Đại dương là huyết mạch của hành tinh chúng ta. Và hôm nay, các vị đã thổi thêm sức sống mới, mang đến cho đại dương cơ hội chiến đấu", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ sau khi hiệp định được Hội nghị liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về BBNJ thông qua.

Theo quy định, hiệp định sẽ chỉ có hiệu lực 120 ngày sau khi được ít nhất 60 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Nhiều đại diện các nước đã bày tỏ ý định sẽ sớm phê chuẩn hiệp định lịch sử này trong ngày 19-6.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán, đánh giá cao việc thông qua BBNJ.

Theo ông Giang, hiệp định này sẽ củng cố hơn nữa Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), đồng thời tăng cường chủ nghĩa đa phương. 

Đây sẽ là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện Thập kỷ Liên Hiệp Quốc về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững cùng nhiều mục tiêu phát triển bền vững khác.

Hiệp định về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là hiệp định thứ 3 thực thi UNCLOS, sau văn kiện về đàn cá di cư và văn kiện nhằm thực thi Phần XI của công ước.

40 năm UNCLOS 1982: Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực, trách nhiệm và cầu thị

TTO - Ngày 8-12 tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo học giả trong nước và quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tái cơ cấu Hội đồng An ninh quốc gia: Tinh gọn hay tập trung quyền lực?

Chính quyền Tổng thống Trump vừa tiến hành cắt giảm hàng loạt nhân sự tại Hội đồng An ninh quốc gia, nhằm tinh gọn bộ máy và thu hẹp vai trò của cơ quan điều phối chính sách này.

Ông Trump tái cơ cấu Hội đồng An ninh quốc gia: Tinh gọn hay tập trung quyền lực?

Phép thử bước ngoặt cho Harvard

Ông Trump cấm đại học Harvard tuyển sinh quốc tế, ảnh hưởng 7.000 sinh viên có thị thực hợp pháp. Ngay trong ngày, Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Phép thử bước ngoặt cho Harvard

Cuba tuyên bố tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel tuyên bố tang lễ chính thức để tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, diễn ra từ 6h ngày 24-5 đến 0h ngày 25-5.

Cuba tuyên bố tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Một phụ nữ đâm dao 18 người tại nhà ga Đức, nhiều người nguy kịch

Số người bị thương do bị tấn công bằng dao tại ga tàu ở thành phố Hamburg, Đức đến nay là 18 người, trong đó 4 người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Một phụ nữ đâm dao 18 người tại nhà ga Đức, nhiều người nguy kịch

Telegram: Đã tiếp nhận và đang xử lý thông báo từ phía Việt Nam

Thông tin trên được đại diện Telegram chia sẻ với Reuters vào ngày 23-5. Telegram cho biết họ đang xử lý và sẽ phản hồi yêu cầu từ phía Việt Nam đúng hạn.

Telegram: Đã tiếp nhận và đang xử lý thông báo từ phía Việt Nam

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?

Phía Nga cáo buộc Ukraine từ hồi giữa tuần đã phóng khoảng 800 drone và tên lửa vào các mục tiêu xa tiền tuyến, nhưng khẳng định Matxcơva vẫn theo đuổi đàm phán hòa bình.

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar