25/04/2019 09:46 GMT+7

Lên tiếng vì cộng đồng, đẩy lùi sự vô tâm

HÀ THANH - ĐỖ QUYÊN - DOÃN HÒA
HÀ THANH - ĐỖ QUYÊN - DOÃN HÒA

TTO - Đó là câu chuyện một bác sĩ vòi tiền bệnh nhân ung thư máu, chuyện phá rừng phòng hộ để nuôi tôm và câu chuyện chan chứa yêu thương của cậu bé 13 tuổi đạp xe 103km từ Sơn La đi thăm em trai đang ở bệnh viện tại Hà Nội.

Lên tiếng vì cộng đồng, đẩy lùi sự vô tâm - Ảnh 1.

Công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An bị tháo dỡ sau khi Tuổi Trẻ phản ảnh - Ảnh: DOÃN HÒA

Và câu chuyện những bạn đọc đã báo tin và chia sẻ hình ảnh về những câu chuyện, thông tin hay trên Tuổi Trẻ, những bạn đọc được tặng giải thưởng Làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 3-2019.

Câu chuyện yêu thương

Đêm tối mịt, cậu bé gầy nhom vừa dắt xe vừa vẫy ôtô trên đường nhờ sự trợ giúp. Anh Lê Công Huy (27 tuổi, quê Sơn La) cùng những người anh em trên chiếc xe khách quyết định dừng lại. Cậu bé mệt lả, đang kiệt sức sau khi đạp xe và dắt bộ một quãng đường dài.

Anh Huy cùng bác tài xế, những người bạn của mình cho bé lên xe, mua bánh cho bé ăn, liên lạc với gia đình và đưa cậu bé đến Hà Nội. Cậu bé đó là Vì Quyết Chiến (13 tuổi), một mình trên chiếc xe đạp cà tàng không phanh, không chuông xe rời bản làng Bống Hà (xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La) xuống thăm em trai bị ốm ở Hà Nội. 

Hành trình, hình ảnh của cậu bé Chiến được anh Huy ghi lại, chuyển tải trên mạng xã hội và được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ. Một câu chuyện chan chứa yêu thương lan tỏa trên mạng xã hội tháng qua.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định trao giải thưởng Làm báo cùng Tuổi Trẻ cho bạn đọc Lê Công Huy. Anh Huy chia sẻ: "Chúng tôi dừng lại, mới đầu tưởng trẻ con đi học về muộn nên cho đi nhờ xe. Không ngờ cậu bé thương em đang ốm, nói xuống Hà Nội thăm em trai... Việc chúng tôi làm cũng bình thường khi gặp người cần giúp đỡ. Chính câu chuyện và tình thương em của Chiến đã khiến mọi người cảm động. Tôi chia sẻ những hình ảnh cảm động này cũng vì mong được góp thêm chuyện đẹp để đẩy lùi sự vô tâm trong cuộc sống".

Mong không còn những bác sĩ "ba không"

Bác sĩ N.L.M.T., Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM, đã bị các bệnh nhân ung thư máu gọi như thế bởi việc ông đã làm: chích thuốc không tên, thu tiền không biên lai, số tiền không cố định. Anh D., một trong số những bệnh nhân của bác sĩ này, đã liên hệ với đường dây nóng của báo Tuổi Trẻ (0918033133) phản ảnh việc này.

Từ khi biết tin mình bị ung thư máu, anh D. đã đến bệnh viện này và được bác sĩ T. thăm khám, chữa trị. Bác sĩ ấy hứa hẹn sẽ chích thuốc cho anh tăng sức đề kháng, kéo dài sự sống. 

"Lúc đó, tôi như người đang bơi bị đuối vớ được phao. Mỗi mũi chích là 5 triệu đồng, tôi than không có tiền thì được giảm còn 3 triệu. Tôi vui lắm, hi vọng lắm. Rồi một bệnh nhân cùng phòng (cũng được bác sĩ này điều trị) cứ thắc mắc về tên thuốc, sao thu tiền không có biên lai mà đưa thẳng tiền cho bác sĩ... khiến tôi có chút phân vân. 

Tìm hiểu mới biết có nhiều người như tôi và số tiền họ đưa cho bác sĩ cũng không giống nhau. Điều đáng nói là bệnh nhân không cảm thấy bệnh không có dấu hiệu giảm, có người qua đời khi cạn tiền. Đó là giọt nước tràn ly khiến chúng tôi phải lên tiếng" - anh D. kể.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Tuổi Trẻ đã tìm hiểu và đăng tải thông tin qua bài viết Nỗi uất ức của bệnh nhân ung thư máu bị bác sĩ vòi tiền (ngày 17-3-2019). Bác sĩ T. cũng đã thừa nhận từ cuối năm 2018 đến giữa tháng 3-2019 nhận tiền của 15 bệnh nhân, số tiền hơn 100 triệu đồng. Bệnh viện đang liên hệ với bệnh nhân hoàn trả số tiền trên, đồng thời đình chỉ công tác bác sĩ này.

Lên tiếng vì "lá phổi" cho cộng đồng

Những ngày đầu tháng 2-2019, người dân làng Bắc Thịnh (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) bất ngờ khi thấy rất nhiều tốp công nhân tới khu rừng phòng hộ giáp với xóm xây dựng dự án nuôi tôm sạch.

Dù không được cấp phép nhưng chủ dự án này vẫn cho công nhân san ủi hàng chục cây phi lao, xây dựng dãy nhà cấp bốn trong khu vực đất rừng phòng hộ.

Một khoảnh rừng bị san phẳng để làm đường ống thoát nước dẫn thẳng ra biển, để lộ hàng chục gốc cây phi lao nằm ngổn ngang. Một dãy nhà cấp bốn với ba phòng đang được hoàn thiện "mọc" ngay trong đất rừng phòng hộ.

"Hàng cây phi lao ở rừng phòng hộ do người dân chúng tôi trồng và chăm sóc hàng chục năm để ngăn gió, chắn sóng, tránh lùa cát vào đồng ruộng, ngăn xâm nhập mặn. Họ nuôi tôm, phá trắng cây, sau này nước biển sẽ xói lở vào" là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hòa (ngụ thôn Bắc Thịnh) với Tuổi Trẻ.

Anh Hòa là người đã cung cấp thông tin, hình ảnh, video clip về bài viết "Dân vây dự án nuôi tôm phá cả rừng phòng hộ ven biển" đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 7-3.

Sau khi bài viết được đăng tải, UBND huyện Nghi Lộc đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý vấn đề báo nêu và yêu cầu đơn vị làm đầm nuôi tôm trồng lại cây rừng, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép.

TTO - Dù chỉ được ký hợp đồng thuê đất trang trại để nuôi tôm nhưng một doanh nghiệp đã cho công nhân san ủi mặt bằng, chặt phá cây, xây dựng nhà cửa trên đất rừng phòng hộ ven biển Nghệ An.

HÀ THANH - ĐỖ QUYÊN - DOÃN HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền nợ tiền đền bù đất của người dân hơn 20 năm

Để có mặt bằng thi công đường, huyện Hương Thủy đã ra quyết định thu hồi đất và đền bù hơn 137 triệu đồng cho một hộ dân vào năm 2005.

Chính quyền nợ tiền đền bù đất của người dân hơn 20 năm

Làm đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương về phía Đông tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang sẽ có thêm tuyến đường nối từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương về các huyện phía Đông.

Làm đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương về phía Đông tỉnh Tiền Giang

Du khách nước ngoài chạy xe máy buông tay, để em bé cầm lái trên đường ở Phú Quốc

Cộng đồng mạng Phú Quốc vừa chia sẻ clip quay cảnh một du khách nước ngoài chạy xe không đội mũ bảo hiểm, buông tay cho trẻ em cầm lái.

Du khách nước ngoài chạy xe máy buông tay, để em bé cầm lái trên đường ở Phú Quốc

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong

Người đàn ông tại Tuyên Hóa, Quảng Bình vào rừng săn mật ong và mất tích suốt 3 ngày nay.

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong

Mức trợ cấp cao nhất cho người cao tuổi từ 1-7

Từ ngày 1-7 có thêm nhiều người cao tuổi được nhận trợ cấp hưu trí xã hội, trường hợp khó khăn nhất có thể nhận tới 1,5 triệu đồng/tháng.

Mức trợ cấp cao nhất cho người cao tuổi từ 1-7

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Tòa án mời các bên liên quan làm việc lần hai

Tòa án đã mời hai bên làm việc, nhưng đại diện bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt không lý do.

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Tòa án mời các bên liên quan làm việc lần hai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar