11/10/2010 20:32 GMT+7

Lên non ăn trái lòn bon

ALĂNG NGƯỚC
ALĂNG NGƯỚC

TTO - Hằng năm vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, trên vạt đồi của các huyện miền núi Quảng Nam lại mộng vàng vì mùa lòn bon chín rộ. Những năm lòn bon được mùa, cả một không gian núi rừng bỗng nhộn nhịp hẳn lên...

Phóng to
Thiếu nữ Cơ Tu tươi vui khi gùi lòn bon về nhà - Ảnh: Alăng Ngước

Có lẽ hình ảnh trái lòn bon đã ăn sâu trong tiềm thức của đời sống con người Quảng Nam. Do vậy ngay trong mỗi người con Quảng Nam xa xứ cũng đều thuộc làu câu ca dao:

Trái lòn bon trong tròn ngoài méo Trái thầu đâu trong héo ngoài tươi Thương em ít nói, ít cười Ôm duyên mà đợi chín mười con trăng”.

Theo một số truyền thuyết để lại, trái lòn bon có nguồn gốc gắn với thời của các triều đại Nguyễn. Tương truyền, lúc công tử Nguyễn Phúc Ánh chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam, không may bị quân Tây Sơn phát hiện, phải trốn lên thượng nguồn Ô Gia. Nhiều ngày lẩn trốn, lương thực cạn, may thay giữa lúc đó gặp ở rừng có loại trái cây rất ngon ngọt, làm dịu cơn khát và đỡ đói.

Nhờ vậy Nguyễn Phúc Ánh thoát chết để chạy tiếp vào miền Nam thực hiện ý chí "tẩu quốc”, rồi "phục quốc”.

Sau này, khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh ban cho loại trái cây rừng từng cứu ông và quân sĩ là Nam trân (trái quý ở phương Nam). Cũng từ truyền thuyết này, người ta còn cho rằng trên trái lòn bon còn in dấu móng tay của Nguyễn Phúc Ánh bấm vào lúc trái còn trên thân cây.

Phóng to

Lòn bon có tên khoa học là Baccaurea Sylvestric des Laurinées, là loại trái cây quý mà ngày xưa thường được dùng để tiến vua trong các dịp lễ. Theo cách gọi dân giã của nhiều vùng Quảng Nam, lòn bon có tên gọi khác là Nam trân, bòn bon, loòng boong hay tơ-boon (theo cách phát âm của người Cơ Tu). Cây lòn bon chỉ mọc nhiều ở một số địa bàn Quảng Nam, được xem như một loại đặc sản của xứ Quảng.

Nếu có dịp đến các vùng trung du và miền núi Quảng Nam như Đại Lộc, Quế Sơn, Nông Sơn, Đông Giang, Nam Giang... vào đúng dịp trái lòn bon chín, du khách sẽ được người dân nơi đây mời thưởng thức trái ngọt đặc sản của xứ Quảng.

Dịp mùa lòn bon, trên các điểm chợ, dọc đường đi đến các bản làng xuất hiện nhiều điểm bày bán cho du khách về làm quà gia đình, người thân với giá chỉ 10.000-15.000 đồng/kg.

Thời gian này, người dân xứ Quảng lại nhộn nhịp cho một mùa lòn bon đầu mùa bội thu.

ALĂNG NGƯỚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar