27/03/2025 15:16 GMT+7

Lê Tứ đã xử lý câu vọng cổ để đời của Giang Châu thế nào trong Tiếng hò sông Hậu?

Theo đạo diễn Hoa Hạ, khi dựng lại vở cải lương Tiếng hò sông Hậu, bà băn khoăn nhiều ở câu vọng cổ để đời của nghệ sĩ Giang Châu trong vở.

Giang Châu - Ảnh 1.

Lê Tứ (phải) xem cố nghệ sĩ Giang Châu là thần tượng của mình - Ảnh: LINH ĐOAN

Trong Tiếng hò sông Hậu (kịch bản: Điêu Huyền) bản dựng của Đoàn cải lương Sài Gòn 2, nghệ sĩ Giang Châu vào vai Thừa. Đây được xem là vai diễn cần phải nhắc trong sự nghiệp của ông.

Câu vọng cổ hơi dài của Giang Châu buộc khán giả phải vỗ tay

Tiếng hò sông Hậu bản mới được Nhà hát Trần Hữu Trang cho ra mắt đầu năm nay. Nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, vở sẽ được diễn lại tại Nhà hát Trần Hữu Trang vào tối 26-4.

Khi dàn dựng lại vở, đạo diễn Hoa Hạ đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Vở diễn đã ra đời mấy chục năm nay rồi nên khi làm lại tôi chú trọng vào việc đào sâu tâm lý, đẩy nhanh tiết tấu, yêu cầu diễn viên có cách diễn mới, chân thật, phù hợp với người trẻ hôm nay.

Tuy nhiên trong vở cách xử lý bài bản của các anh chị đi trước rất hay nên tôi muốn các em coi đó như bài học, phải học, phải giữ được cách xử lý thật tài hoa của họ".

Chính vì chú trọng phần ca nên Hoa Hạ khá lo lắng với câu vọng cổ để đời của nghệ sĩ Giang Châu. Bà cho biết đó là ở cảnh 2, khi Thừa bị đẩy tâm lý đến cùng cực và có những phản ứng rất mạnh.

Khi đó nghệ sĩ Giang Châu đã ca 3 câu trong bài vọng cổ với việc vận dụng hơi dài để dồn nhịp và đến tận cùng buộc khán giả phải vỡ òa, vỗ tay rần rần.

Ban đầu Hoa Hạ nghĩ nghệ sĩ sẽ không làm được điều này nên bà đã tính đến việc tìm phương án ca khác.

Giang Châu - Ảnh 2.

Lê Tứ (thứ 2 từ phải qua, vai Thừa) trong vở Tiếng hò sông Hậu - Ảnh: LINH ĐOAN

Khi lên sàn tập, cứ đẩy tâm lý liên tục và Lê Tứ đã ca diễn thật xuất sắc khiến Hoa Hạ hài lòng. Bà nghĩ, không phải Lê Tứ chắc khó ai làm được.

"Khi xem Tứ ca diễn đoạn đó tôi nghĩ anh Giang Châu có lẽ an lòng vì đã có người nối tiếp theo phong cách của anh" - Hoa Hạ xúc động nói.

Lê Tứ: Cứ càng diễn nặng đô hơi ca sẽ càng khỏe!

Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, Lê Tứ cho biết khi ở quê nhà Đồng Tháp cứ mỗi lần ra đồng làm cỏ là anh bật radio nghe cải lương. Tiếng hò sông Hậu là vở làm anh mê mệt, trong đó mê nhất là nghệ sĩ Giang Châu với vai Thừa.

Vì mê nên Lê Tứ đã tập ca theo. Anh phân tích nghệ sĩ Giang Châu ca hay mà lại xuất sắc khi ca hơi dài nên soạn giả đã viết câu vọng cổ đó để khai thác hơi ca của ông. Với người khác phải ca ngắt làm hai lần nhưng Giang Châu thì "quất" luôn một hơi.

Lê Tứ đã xử lý câu vọng cổ để đời của Giang Châu thế nào trong Tiếng hò sông Hậu? - Ảnh 4.

Tiếng hò sông Hậu là cuộc nổi dậy mang tính tự phát của người nông dân dưới sự áp bức của bọn địa chủ, thực dân - Ảnh: LINH ĐOAN

Kiểu ca này ông từng áp dụng khi đóng vai Tâm trong vở Tô Ánh Nguyệt. "Hồi xưa cứ nghe Tiếng hò sông Hậu là tôi chờ đoạn chú Giang Châu ca câu vọng cổ này, nghe sướng tai dữ lắm" - Lê Tứ nhớ lại và anh cho biết thỉnh thoảng đi ca sô anh cũng ca lại câu vọng cổ này, nhưng bữa nào khỏe mới dám ca vì rất tốn sức.

Khi tập bản mới Tiếng hò sông Hậu, Lê Tứ bày tỏ anh có thể chọn kiểu ca khác cũng hợp lý nhưng anh vẫn muốn giữ lại sáng tạo mà nghệ sĩ Giang Châu đã dày công nghiên cứu.

Chính vì sự chịu khó, mày mò trong xử lý hơi, cách ca mà vai Thừa của Giang Châu không phải là vai chính nhưng lại là vai khán giả ấn tượng nhất trong vở.

"Kiểu ca này có thể hơi nghiêng biểu diễn về hơi, lướt một chút về tâm lý. Nhưng cải lương thì cũng nên cho khán giả nghe ca cho đã, mà nghe sướng thì có thể họ sẽ quên đi diễn xuất" - Lê Tứ nhấn mạnh và anh cũng cho biết thêm khi ra sân khấu biểu diễn thì tốn sức nhiều hơn so với thu âm.

Đạo diễn Hoa Hạ nắm được thế mạnh của Lê Tứ là càng vận động thì hơi càng khỏe. Nếu bản dựng cũ sẽ giữ sức để nghệ sĩ đến lúc ca sẽ bung hơi thật khỏe thì với Lê Tứ đạo diễn cứ thế khai thác thật "nặng đô" cho anh.

Chính điều đó đã giúp Lê Tứ lại có thêm một vai diễn đề tài cách mạng hay trong sự nghiệp diễn xuất của mình.

Võ Minh Lâm, Lê Tứ, Hà Như… hát mừng 10 năm di sản đờn ca tài tử

Tối 8-12, tại sân khấu khu A công viên 23-9, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TP.HCM đã thực hiện chương trình Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản tỏa sáng. Các nghệ sĩ Võ Minh Lâm, Lê Tứ, Hà Như, Quốc Đại… đã cùng hát mừng trong sự kiện này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar