09/02/2025 11:07 GMT+7

Khắc khoải Tiếng hò sông Hậu

Trong kế hoạch dàn dựng lại các vở diễn kinh điển, ngay những ngày đầu xuân Nhà hát Trần Hữu Trang đã giới thiệu đến khán giả vở diễn Tiếng hò sông Hậu.

Khắc khoải Tiếng hò sông Hậu - Ảnh 4.

Người nông dân bị bóc lột, không thể chịu nổi phải vùng lên - Ảnh: LINH ĐOAN

Theo đạo diễn Hồng Dung (con gái cố NSND Năm Châu), Tiếng hò sông Hậu là một trong những vở diễn được dàn dựng trong những ngày đầu hình thành Đoàn cải lương Sài Gòn 2, gắn với tên tuổi nhiều tài danh cải lương như Diệp Lang, Giang Châu, Hồng Nga, Ngọc Bích, Tuấn Thanh...

Cuộc nổi dậy của những người cơ cực

Tiếng hò sông Hậu là tác phẩm nổi tiếng của soạn giả Điêu Huyền. Ông vốn là người Cần Thơ. Có tài liệu nói rằng ông từng làm rể một địa chủ nên thấm thía được nỗi cơ cực, bị chèn ép đến tận cùng của tá điền, người nông dân nên mới có nhiều tư liệu viết ra vở này.

Tiếng hò sông Hậu là nỗi lòng khắc khoải của những người nông dân chịu một cổ hai tròng, bị thực dân Pháp, địa chủ chà đạp, chèn ép. Đó là bà Tư Hậu, Chơn, Thừa, Lài, Thiệt, Ba Sênh... quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên ruộng trên đồng để rồi cuối cùng cũng bị bọn quan lại, địa chủ vét đến từng hạt lúa cuối cùng.

Họ bị bọn địa chủ bòn rút đến tận xương tủy, rẻ rúng và không coi họ là con người. Đại diện cho thế lực đó là hội đồng Dư, cô Ba Phượng, cặp rằng Lựu, hương quản Lê... Con giun xéo lắm cũng phải oằn, đến một ngày những người nông dân không thể chịu đựng phải nổi dậy...

Khắc khoải Tiếng hò sông Hậu - Ảnh 2.

Từ trái qua, nghệ sĩ Cao Mỹ Châu (vai Thiệt), Hà Như (vai bà Tư Hậu) và Điền Trung vai Hội đồng Dư. Điền Trung là diễn viên trẻ được đánh giá cao ở nhiều vai tính cách, thể hiện lại nhân vật Hội đồng Dư, một vai diễn nổi tiếng của nghệ sĩ Diệp Lang, là một thách thức mới của Điền Trung - Ảnh: LINH ĐOAN

Gần 50 năm đã trôi qua nhưng cảm xúc, những nỗi đau thống khổ của ngày nào vẫn còn dâng tràn trong đêm diễn tối 6-2 tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Điểm cộng của vở là rất nhiều nghệ sĩ ca hay nên khán giả không chỉ xem mà còn được nghe ca rất đã tai.

Xem Tiếng hò sông Hậu để lại nhói lòng với bi kịch cũ, để thấy rằng trong hành trình tìm lại độc lập, tự do, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều biến cố, nhiều gian khổ mà bao người đã phải đổi bằng máu và cả mạng sống để hôm nay chúng ta mới có hòa bình.

Và điều đó càng ý nghĩa hơn khi năm 2025 là năm có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Một đoạn trong vở diễn Tiếng hò sông Hậu - Video: LINH ĐOAN

Sự mộc mạc, hồn hậu của người nông dân

Đạo diễn Hồng Dung kể bà may mắn được coi vở diễn trên sân khấu ngày xưa và lập tức mê ngay vở diễn. Bà nói thời đó Tiếng hò sông Hậu, Người ven đô được khán giả ủng hộ và diễn rất nhiều suất.

Ông Phan Quốc Kiệt, giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, cho biết khoảng những năm 2000 vở được đạo diễn Trần Ngọc Giàu dàn dựng, truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam. Nay nhà hát làm lại đã tin tưởng mời nghệ sĩ Hoa Hạ giữ vai trò đạo diễn.

Hoa Hạ vừa rất thành công trong việc dựng lại vở Người ven đô, lần này với Tiếng hò sông Hậu khán giả chờ đợi bà đem đến sức sống mới cho kịch bản cải lương cách mạng kinh điển.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, đạo diễn Hoa Hạ nói kịch bản Tiếng hò sông Hậu có nét khác, không mãnh liệt, rực lửa đấu tranh như vở Người ven đô.

Khắc khoải Tiếng hò sông Hậu - Ảnh 1.

Thu Vân (trái, vai Lài) và Hoàng Hải (vai Chơn) trong vở Tiếng hò sông Hậu - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở là sự thấu cảm với người nông dân nghèo đói bị bóc lột, tức nước vỡ bờ, manh nha con đường đi theo cách mạng chống lại cường hào ác bá để giải phóng dân tộc.

Vì vậy vở diễn sẽ mộc mạc hơn, mang tính tự phát thời kỳ đầu. Tiếng hò sông Hậu khắc họa hình ảnh người dân hiền lương, chất phác, khao khát sống an vui với ruộng đồng nhưng chịu không nổi áp bức mới bột phát, nổi dậy.

"Vì sự khác nhau của hai kịch bản trong hai thời kỳ khác nhau đó nên trong vở tôi yêu cầu các diễn viên phải giữ cho được sự chơn chất, hồn hậu của nhân vật. Cách hát, cách xử lý bài bản của nghệ sĩ tài danh xưa rất hay nên tôi đề nghị các nghệ sĩ trẻ phải học hỏi.

Còn cách diễn thì phải kéo gần đến hơi thở của thời đại, người xem hôm nay, nhất là các bạn trẻ. Nghĩa là các bạn phải diễn chân thật, tiết tấu mạnh, hiện đại hơn" - Hoa Hạ nói.

Bà cũng tâm sự vì kinh phí phục dựng có hạn nên có những điều bà muốn mà vẫn chưa thể làm cho "đã nư". Vì vậy sức diễn của diễn viên với bà cũng chỉ đạt độ 70, 80%. Ông Phan Quốc Kiệt cho biết sau đêm công diễn, nhà hát sẽ lên kế hoạch biểu diễn vở tại rạp và đưa đi lưu diễn.

Ngoài Lê Tứ, Tiếng hò sông Hậu còn có sự tham gia của các nghệ sĩ Hà Như, Điền Trung, Hoàng Hải, Thu Vân, Nhã Thy, Nguyễn Văn Hợp, Hiền Linh,Thanh Đông...

Lê Tứ thuộc làu tuồng Tiếng hò sông Hậu

Lê Tứ là người có bề dày, kinh nghiệm xử lý vai khó trong nhiều vở diễn cách mạng. Đạo diễn Hoa Hạ bày tỏ nếu so với lớp diễn viên mới hiện nay thì Lê Tứ thuộc dạng "vô địch" ở dạng vai này. Lần này vô vai Thừa, người nông dân bộc trực và ngang tàng, Lê Tứ nhận nhiều lời khen của người trong giới và khán giả.

Lê Tứ kể hồi 9, 10 tuổi ở quê nhà Đồng Tháp, cứ mỗi lần ra ruộng mần cỏ là anh vác theo chiếc radio và nghe suốt tuồng Tiếng hò sông Hậu. Vậy nên tất cả bài ca, nhân vật trong tuồng anh thuộc làu.

Mê nhất vai Thừa của nghệ sĩ Giang Châu và bây giờ anh không ngờ được thể hiện lại vai của thần tượng.

Khắc khoải Tiếng hò sông Hậu - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Lê Tứ (phải, vai Thừa) và Hoàng Hải (vai Chơn). Hoàng Hải là nghệ sĩ trẻ được tạo vai nặng ký trong vở. Trước đây anh quen thuộc trong các vở cải lương tuồng cổ, tham gia một vở diễn cách mạng là cơ hội để Hải rèn luyện thêm khả năng ca diễn của mình - Ảnh: LINH ĐOAN

Anh vui vẻ nói: "So với các nhân vật trong các vở cách mạng trước đây thì ở Tiếng hò sông Hậu tôi thấy nhẹ nhàng hơn vì mình là nông dân chính hiệu, cũng đã từng cực khổ nên hiểu rõ sự lam lũ, cách đi đứng, ăn mặc của người nông dân như thế nào nên cứ thiệt thà đem hình ảnh nông dân chơn chất của mình lên sân khấu thôi. Vai này mà giao cho một diễn viên sống ở thị thành thì chắc là khó mà thể hiện ra".

Anh cũng cho biết thêm nghệ sĩ ngày xưa có điều kiện tập vở lâu, diễn hàng đêm nên thấm nhân vật tạo nên dấu ấn khó quên.

Các nghệ sĩ trẻ hiện nay khá thiệt thòi, lại chịu áp lực vì cái bóng quá lớn của người đi trước nên anh mong vở được kéo dài suất diễn, qua mỗi suất nghệ sĩ có thêm cơ hội bồi đắp để nhân vật sâu sắc, đầy đặn hơn.

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang diễn vở Đời Như Ý, khán giả xúc động với thế hệ 'nghệ sĩ con'

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang diễn lại vở cải lương Đời Như Ý. Xem vở, khán giả xúc động với tình yêu nghề hát truyền từ đời này sang đời khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar