18/04/2013 12:20 GMT+7

Lễ phục cho nam: chấp nhận "nữ tính"?

CÁT KHUÊ
CÁT KHUÊ

TT - Sáng 17-4, tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo Lễ phục nhà nước do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chủ trì. Trong khi lễ phục cho nữ (áo dài) được mọi người thống nhất thì lễ phục cho nam vẫn còn ý kiến khác nhau.

Phóng to
Trước ý kiến chê “chất nữ tính” của áo dài cho nam, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng nữ tính là không thể tránh khỏi bởi văn hóa phương Đông vốn âm tính hơn văn hóa phương Tây - Ảnh: T.T.D.

Hội thảo có sự tham gia của một số lãnh đạo sở VH-TT&DL các tỉnh thành phía Nam, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, thời trang, họa sĩ...

Trong lời dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên cho biết đây là một hoạt động văn hóa của đất nước bởi trên thế giới lễ phục là một phần không thể thiếu của các quốc gia, vì thế việc xây dựng lễ phục là hoạt động văn hiến, khẳng định vị thế độc lập của dân tộc.

Thu hẹp từ “quốc phục” thành “lễ phục”

Ông Vương Duy Biên đưa ra một số ý như lễ phục còn liên quan đến thời tiết, mùa đông thế nào - mùa hè ra sao, khó khăn nhất là lễ phục cho nam vì gần như mọi người đã thống nhất lễ phục cho nữ là áo dài. Ðã có rất nhiều ý kiến khen khăn xếp áo the có thể là lễ phục cho nam giới nhưng ông Biên cho rằng khen thì khen thế mà không có mấy ai mặc, vì áo the khăn xếp mặc vào không tiện đi xe máy, xe đạp!

Vì thế nên việc đi tìm, sáng tạo, quy chuẩn hóa lễ phục nhà nước sẽ phải đáp ứng các yếu tố: đẹp, đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, phù hợp với khí hậu, vóc dáng con người VN; kết hợp hiện đại với văn hóa dân tộc, chất liệu sử dụng phải là chất liệu trong nước, màu sắc đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa VN (trong khi cũng chưa biết màu gì tiêu biểu cho văn hóa VN - ông Biên nói thêm). Ðây là đề án của bộ chứ chưa phải đề án của Chính phủ, nếu như chưa tìm được lễ phục thì cũng có những bộ trang phục đẹp cho xã hội và sẽ tìm tiếp.

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm (Trung tâm văn hóa lý luận và ứng dụng Ðại học Quốc gia TP.HCM), đây là lần thứ tư vấn đề trang phục truyền thống dân tộc được đem ra bàn luận, nguyên nhân sự thất bại của ba lần trước là do phạm vi đối tượng sử dụng quá rộng và chưa có tiêu chí nên lần này đã thu hẹp từ “quốc phục” thành “lễ phục” cho Nhà nước (không phải cho toàn dân!).

Ở VN, trang phục khăn đóng áo dài của nam giới chỉ có thể xem là đã từng tồn tại gần như một thứ quốc phục vào thời chính phủ Bảo Ðại và Ngô Ðình Diệm thời kỳ cầm quyền cũng mặc khăn đóng áo dài mỗi khi tiếp khách nước ngoài. Thông tư của “Phủ tổng thống Việt Nam Cộng hòa” thậm chí ghi rõ là “tổng thống sẽ mặc quốc phục gồm áo dài màu lam và khăn xếp màu đen vào những ngày đại lễ”.

Áo dài khăn đóng có phải là lựa chọn duy nhất?

Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định lễ phục ngoại giao còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động ngoại giao, có thể chấp nhận sự lựa chọn của cá nhân, nhưng việc trình quốc thư là thay mặt Nhà nước thì phải là trang phục dân tộc.

Bà Ninh cũng kể ra hai ví dụ cho những trường hợp cụ thể như chuyện phu nhân của cố bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã từng bức xúc khi thấy chị em phục vụ ở nhà khách lại mặc áo dài thêu và họ lẫn với các quan chức nhà nước. Hay việc bà cảm thấy xấu hổ như thế nào khi về thăm Huế cùng khách nước ngoài và đoàn ca múa nhạc cung đình Huế đã làm bà bất ngờ khi họ mặc trang phục dân tộc bằng thứ vải rẻ tiền, không ủi thẳng thớm, trang phục dân tộc khi đó đã bị mặc một cách quá thoải mái vô tư và vô trách nhiệm.

Nhưng trong quan điểm của mình, giáo sư Trần Ngọc Thêm lại khẳng định: “Bản thân lễ phục đã không nhất thiết phải có tính truyền thống và chức năng khu biệt bản sắc dân tộc, huống hồ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, lễ phục ngoại giao trước hết phải mang tính hội nhập nên càng không dễ đưa ra các tiêu chí về tính dân tộc hay tính khu biệt bản sắc dân tộc trong lễ phục ngoại giao”.

Ông Thêm cũng cho rằng việc chọn cặp “complê - áo dài” làm lễ phục ngoại giao chủ yếu của VN chỉ là chính thức hóa một thực tế đang hiện hữu. Trang phục dân tộc truyền thống chỉ có thể lựa chọn trong số những trang phục có sẵn mà người dân ít nhiều còn đang sử dụng. Khố, áo tứ thân, áo nâu sồng... đều không ổn nên áo dài khăn đóng cho nam và áo dài cho nữ vẫn là ổn nhất dù có ý kiến chê “chất nữ tính” của áo dài cho nam.

Theo ông Thêm, nữ tính là không thể tránh khỏi bởi văn hóa phương Ðông vốn âm tính hơn văn hóa phương Tây. “Trang phục dân tộc dùng trong nghi lễ của nam giới ở các dân tộc Ðông Á như Nhật Bản cũng đều “nữ tính” như vậy, huống hồ văn hóa Việt lại thuộc loại âm tính nhất nên “chất âm tính” chính là một nét bản sắc của văn hóa Việt vậy” - ông nói.

CÁT KHUÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar