25/02/2018 16:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ

A LỘC - BÁ SƠN - XUÂN AN
A LỘC - BÁ SƠN - XUÂN AN

TTO - Từ ngày 25 đến 27-2 (mùng 10 đến 13 tháng giêng), Thất phủ cổ miếu, còn gọi là chùa Ông (TP Biên Hòa, Đồng Nai) vào hội. Trong ngoài chùa hoàn toàn không thấy đốt vàng mã, rải tiền lẻ.

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 1.

Một bé gái vui chụp ảnh cùng đoàn lân sư tại lễ hội chùa Ông - Ảnh: A LỘC

Lễ hội gồm nhiều hoạt động phong phú như: lễ nghinh thần, dâng hương lên các vị thần linh để cùng cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; biểu diễn lân - sư - rồng; chương trình ca nhạc truyền thống và các gian hàng trưng bày, tặng chữ thư pháp đầu năm; thả hoa đăng trên sông Đồng Nai, thi đấu các trò chơi dân gian…

Theo ban trị sự Thất phủ cổ miếu, ngoài những phần lễ và hội như mọi năm, điểm mới của lễ hội chùa Ông năm nay là lễ nghinh thần toàn bộ đều đi bằng đường sông với 8 sà lan được trang trí cờ hoa rực rỡ, không gây ùn tắc giao thông như mọi năm khi nghinh thần bằng đường bộ. 

Tất cả các hội quán đều mặc đồng phục, hoá trang đảm bảo không khí vui tươi, lưu giữ lễ hội truyền thống hơn 300 năm của chùa Ông.

Mặc dù đêm mới chính thức khai hội, nhưng từ sáng 25-2, hàng ngàn người dân tại Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận đã kéo đến chùa Ông để tham dự lễ hội. 

Theo ghi nhận, sau lễ nghinh thần, hàng ngàn khách thập phương ùa vào khu thờ phụng thắp nhang để cầu chúc may mắn, bình an. 

Dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức, du khách đi tương đối trật tự. Điểm đặc biệt là trong ngoài chùa hoàn toàn không thấy người dân đốt vàng mã, rải tiền lẻ.

Bà Phạm Thị Cát (ngụ P.Tân Phong, TP Biên Hoà) cho biết hằng năm bà đều cố gắng đi lễ hết tất cả các chùa trên địa bàn TP. Các năm trước tình trạng đốt vàng mã, rải tiền ở một số chùa vẫn tồn tại nhưng năm nay giảm hẳn, riêng chùa Ông thì hoàn toàn không thấy, chỉ thấy một ít khách mang mâm ngũ quả đi cúng.

Tương tự, bà Tho (ngụ TP Biên Hoà) cho biết mỗi năm bà bỏ 500.000 đồng mua vàng mã, tiền vàng, quần áo giấy đốt nhưng năm nay không đốt nữa, nhang cũng chỉ thắp mỗi nơi một cây. 

"Không đốt nhang thì không linh, nhưng đốt một cây là được. Còn đốt vàng mã cũng như đốt tiền thật, vừa tốn tiền mà không đúng với triết lý nhà Phật", bà Tho nói.

Cũng theo bà Tho, lễ hội chùa Ông năm nay khá thoải mái, khói nhang không dày đặc như mọi năm. "Mấy năm trước cứ lễ hội là nhang khói nghi ngút, đi một lúc mà nước mắt trào ra. Năm nay nhang vừa cắm khỏi tay một lúc đã có người rút đi rồi nên cũng đỡ lắm".

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 2.

Một đoàn du khách từ Malaysia đến dự, thắp nhang tại lễ hội chùa ông sáng 25-2 - Ảnh: A LỘC

Ông Trần Quang Toại - phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Đồng Nai, cố vấn văn hoá - lịch sử Thất phủ cổ miếu - cho biết từ 5-6 năm nay, lễ hội chùa Ông không còn tình trạng đốt vàng mã, đồ mã, rải tiền và các hoạt động mang tính mê tín dị đoan. 

Các dịch vụ buôn bán vàng mã quanh khu vực chùa Ông cũng không còn tồn tại. Du khách khi đến tham gia lễ hội chỉ thắp nhang đèn trong khu thờ phụng, ban tổ chức bố trí người ứng trực thường xuyên nhắc nhở du khách chỉ cắm mỗi nơi một cây nhang, dọn dẹp các lư hương để giảm ngột ngạt cho du khách dự đến cúng kiếng.

Ông Toại thừa nhận trước đây ở các lễ hội có tình trạng đốt vàng mã, rải tiền và các hủ tục mê tín dị đoan. 

Tuy nhiên, với sự phối hợp của chính quyền tiến hành thanh tra, xử lý, đồng thời tuyên truyền trên báo đài việc đốt vàng mã "không phải giáo lý nhà Phật", bài trí lò đốt trước sân, hòm công đức, nước uống, đồ ăn miễn phí cho khách thập phương… đến nay, các tình trạng trên hết tái diễn.

Tại Bình Dương, hàng ngàn người từ nhiều tỉnh thành phía nam đã về chùa Bà (còn gọi là Miếu Bà Thiên Hậu - một trong những lễ hội rằm tháng Giêng lớn nhất nam bộ) tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để thắp hương, lễ chùa.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, do năm nay ban chỉ đạo lễ hội và ban trị sự chùa có sự chuẩn bị sớm, chủ động sắp xếp các khu vực lễ, bán hàng hóa, vé số... nên tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.

Mặc dù chưa vào ngày chính hội (lễ rước kiệu Bà chính thức vào ngày 15 tháng giêng) nhưng ghi nhận lượng khách về chùa Bà đã khá đông, cao hơn so với mọi năm.

Mặc dù có lượng du khách khá đông nhưng lễ hội chùa Bà tỉnh Bình Dương ít xảy ra cảnh "chặt chém" du khách như thường thấy ở một số lễ hội.

Đại diện UBND TP Thủ Dầu Một cho biết năm nay ban chỉ đạo lễ hội khuyến khích người dân địa phương tiếp tục truyền thống tốt đẹp như phát nước uống, đồ ăn... miễn phí cho du khách.

Đoàn Thanh niên TP Thủ Dầu Một cũng tổ chức các điểm phát nước suối miễn phí và đoàn viên hướng dẫn cho du khách.

chua-ba 5

Cùng với hệ thống nhà vệ sinh miễn phí do Tổ chức World Toilet VN tài trợ và nhiều dịch vụ miễn phí khác tạo ra nét đẹp mùa lễ hội rằm tháng giêng tại Bình Dương - Ảnh: T.THẢO

Đặc biệt, năm nay một doanh nghiệp đã tài trợ trên 1,5 tỉ đồng để xây dựng hệ thống nhà vệ sinh miễn phí để phục vụ du khách tới chùa Bà. Nhà vệ sinh đã đưa vào hoạt động thử nghiệm ngay những ngày lễ.

Ông Lê Văn Hiệp - Đại diện Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới (World Toilet) tại VN - cho biết nhà vệ sinh miễn phí tại chùa Bà tỉnh Bình Dương là dự án đầu tiên trong chương trình xây dựng hệ thống nhà vệ sinh sạch đẹp, đảm bảo an toàn tại các khu vực công cộng, được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Việc có nhà vệ sinh mới miễn phí đã làm giảm đáng kể tình trạng phóng uế và "khó xử" cho du khách, đặc biệt là những ngày lễ hội tập trung rất đông người.

Ông Tạ Ngọc Trung, Trưởng phòng Văn hóa thông tin kiêm Phó ban chỉ đạo Lễ hội rằm tháng giêng UBND TP Thủ Dầu Một, cho biết với khu vực các chùa, miếu, đặc biệt là khu vực chùa Bà Thiên Hậu, ban chỉ đạo có chủ trương không đốt vàng mã; vận động khách hành hương, phật tử khi đến chùa chỉ mang nhang để thắp, không đưa vàng mã vào khu vực chùa đốt như các năm trước.

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 5.

Người dân thắp nhang, không đốt vàng mã tại khu vực sân chùa Bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) chiều 25-2. Ảnh: XUÂN AN

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 6.

Du khách phóng sinh cá xuống sông Đồng Nai, đoạn trước chùa Ông - Ảnh: A LỘC

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 7.

Lò đốt được bố trí trước sân để du khách có thể mang vàng mã, đồ mã đốt khi cần - Ảnh: A LỘC

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 8.

Thanh niên tình nguyện phát nước suối miễn phí cho du khách - Ảnh: BÁ SƠN

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 9.

Hòm công đức bố trí trong chùa để du khách quyên góp thay vì rải tiền lẻ - Ảnh: A LỘC

Lễ hội chùa Ông, chùa Bà không đốt vàng mã, không rải tiền lẻ - Ảnh 10.

Người khuyết tật và người nghèo được bố trí khu vực riêng để bán vé số nên đảm bảo trật tự trước khu vực cổng của chùa Bà - Ảnh: XUÂN AN

A LỘC - BÁ SƠN - XUÂN AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar