06/02/2024 11:40 GMT+7

Lấy ý kiến giới hạn nồng độ cồn thay vì cứ có 'tí rượu bia' khi lái xe là phạt

Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người lái xe ờ quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người lái xe ờ quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Bộ Y tế lấy ý kiến về giới hạn nồng độ cồn khi lái xe

Quy định nồng độ cồn sao cho hợp lý

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cục đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về cục trước ngày 20-2, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở khi lái xe.

Mới đây, trao đổi với báo chí trong cuộc họp do Bộ Y tế tổ chức, ông Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay Bộ Y tế ủng hộ việc xử phạt vi phạm hành chính những trường hợp có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.

Ông Khoa cũng cho hay Ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp Bộ Y tế đang tiến hành thống kê so sánh các số liệu này và sắp tới sẽ có con số cụ thể số vụ tai nạn giao thông giảm ra sao.

Bày tỏ quan điểm cá nhân về việc xử lý nghiêm người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng, ông Khoa cho rằng cần nghiên cứu xử lý nghiêm.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tham khảo thêm quy định các nước trên thế giới để đưa quy định sao cho hài hòa, phù hợp với bối cảnh thực tế", ông Khoa nói.

Sau khi nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ năm 2020 đã nhận được nhiều ủng hộ của dư luận.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định với ngưỡng nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, người điều khiển phương tiện đã bị phạt.

Những quy định khắt khe về nồng độ cồn đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc giảm tai nạn giao thông, thay đổi hành vi lái xe sau khi uống rượu bia của nhiều người dân.

Tuy nhiên, hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể. Việc lấy ý kiến chuyên môn về y tế đối với nồng độ cồn trong máu, hơi thở được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chuyên môn có thêm các cơ sở đề xuất, xác định nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Quy định nồng độ cồn phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Bày tỏ quan điểm về quy định ngưỡng nồng độ cồn hiện nay, một chuyên gia lĩnh vực y tế cho rằng quy định này phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam hiện nay. Vị này cho hay tại nhiều nước có quy định về ngưỡng vi phạm nồng độ cồn, trước đây Việt Nam cũng có quy định này.

"Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia vẫn là vấn nạn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Người dân chưa có ý thức, còn vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, vì vậy quy định nhằm siết chặt, xử lý nghiêm mang tính răn đe rất cao.

Sau khi nghị định 100 có hiệu lực, chúng ta cũng thấy rõ được sự thay đổi hành vi đã uống rượu, bia không lái xe của người dân", vị chuyên gia nhận định.

Xử lý vi phạm nồng độ cồn: tham khảo quy định các nước để có quy định hài hòa

Bày tỏ quan điểm về kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn “vượt ngưỡng” của chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - ủng hộ quan điểm này.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk vừa qua đời do bệnh dại vì từng nhiều lần bị chó cắn nhưng không được người nhà đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Mới đây, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, TP.HCM) ngâm hàng trăm kg hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar