16/05/2020 12:44 GMT+7

Lấy ý kiến bảo tồn di tích Huế tại Phu Văn Lâu

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Trung tâm bảo tồn di tích Huế sẽ treo hồ sơ quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phu Văn Lâu để người dân đến xem và cho ý kiến.

Lấy ý kiến bảo tồn di tích Huế tại Phu Văn Lâu - Ảnh 1.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ lấy ý kiến người dân về việc bảo tồn di tích tại Phu Văn Lâu - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 16-5, ông Phan Văn Tuấn - phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân về nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông tin chi tiết hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch được treo tại di tích Phu Văn Lâu (đường Lê Duẩn, TP Huế); đồng thời được đăng tải tại trang thông tin điện tử của Trung tâm bảo tồn di tích Huế: www.hueworldheritage.org.vn

Các ý kiến đóng góp của người dân được tiếp nhận trực tiếp bằng phiếu ghi tại Phu Văn Lâu hoặc qua email: [email protected]. Thời gian tiếp nhận ý kiến từ 18 đến 27-5.

Kể từ khi hoàn thành trùng tu vào năm 2016, đây là một trong số ít lần Phu Văn Lâu được sử dụng trở thành nơi niêm yết, công bố thông tin, lấy ý kiến của người dân theo đúng chức năng của nó.

Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hòa sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.

Phu Văn Lâu còn là địa danh nổi tiếng liên quan đến vua Duy Tân. Theo đó vào năm 1916, Trần Cao Vân và Thái Phiên được cho là đã giả vờ ngồi câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa, chống lại thực dân Pháp. Tuy nhiên sự việc bất thành, nhà vua bị người Pháp bắt và đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Vào năm 2011, Phu Văn Lâu bị sập một góc bên trái tòa lầu vì mối mọt. Đến năm 2016, việc trùng tu Phu Văn Lâu hoàn thành.

​Hoàn thành trùng tu di tích Phu Văn Lâu

TTO - Tối 1-9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận công trình tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu sau 720 ngày trùng tu.

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar