26/10/2023 09:37 GMT+7

Lao động phải tự 'tăng ca', làm thêm để trang trải cuộc sống

Lương thấp thậm chí có nguy cơ bị mất việc, nhiều lao động đang phải tự "tăng ca" - xoay xở làm thêm để trang trải cuộc sống trong khi chi phí đều tăng.

Nhiều công nhân sau giờ tan ca đã tranh thủ bán hàng ngay gần nhà máy mình làm để kiếm thêm thu nhập - Ảnh: MẠNH DŨNG

Nhiều công nhân sau giờ tan ca đã tranh thủ bán hàng ngay gần nhà máy mình làm để kiếm thêm thu nhập - Ảnh: MẠNH DŨNG

Có người tự đùa mình "tự tăng ca" dù là làm osin lau nhà vào buổi tối, phụ quán ăn, kể cả bán vé số hay nhặt ve chai.

Hơn 23h, vợ chồng bà N.T.Hiền (52 tuổi, quê Hà Tĩnh) vừa rời khỏi việc làm chính ở nhà hàng M. trên đường Trần Văn Giàu, quận Bình Tân, TP.HCM. Lúc này người chồng đã giữ xe xong, người vợ cũng kết thúc ca 2 kíp phụ bếp. Họ cùng ra đường để bắt đầu vào "ca 3" với việc lượm ve chai lúc nửa đêm.

Lượm ve chai lúc nửa đêm

Thành phố nửa đêm mưa trở hạt nặng, đôi vợ chồng vẫn nhanh thoăn thoắt đi rảo, ghé vào các thùng rác hộ dân để bên đường. Người chồng cầm bao to chờ người vợ bới móc, nhặt nhạnh những gì có thể bán được để bỏ vào. Những vỏ lon bia, lon nước ngọt là thứ họ trông đợi nhất, sau đó là các đồ nhựa phế thải, giấy cũ... Họ chỉ trông đợi sự may mắn chủ nhà nào đó mới vứt ra, chứ nếu đã bỏ lâu thì chắc không đến phần họ vì có người khác đến lấy.

Bà Hiền tâm sự nhà hàng mình làm không được đông khách, giờ nào vắng, nhân viên không làm việc thì bị trừ lương để chia sẻ với chủ đang gặp khó khăn. Vợ chồng từ quê vào TP.HCM cùng làm việc một chỗ cho tiện, nên thu nhập một người bị giảm thì người kia chắc chắc cũng giảm theo. Họ lại đang phải lo tiền nuôi một người con đang học đại học ở Hà Nội.

"Vợ chồng tôi cùng làm được trọn giờ, được lãnh đủ lương thì chỉ khoảng 15 triệu, trong khi phải thuê phòng ở cùng điện nước hết gần 3 triệu, rồi cho con 6 triệu để đi học ở Hà Nội rất đắt đỏ. Số tiền còn lại cứ thiếu trước hụt sau nên phải tự tìm việc "ca 3" thôi. Đêm nào gặp may thì kiếm thêm được 60.000 - 70.000 đồng, còn bình thường cố lắm cũng chỉ 30.000 - 40.000 đồng. Ve chai giờ ít lắm, vì người ta lũ lượt đi nhặt mà, nhiều lúc như phải tranh nhau" - bà Hiền tâm sự thêm dù việc "ca 3" kiếm được ít tiền nhưng họ vẫn làm, còn hơn chẳng có đồng nào.

Chồng chạy xe chở hàng, vợ làm thêm osin

Cũng đi làm ngày rồi tự xoay xở tìm thêm việc để tăng ca đêm như vợ chồng bà Hiền nhưng ông Trần Văn Lữ (ở đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3) may mắn là đã trọ lâu năm ở TP.HCM nên có thể tìm việc chạy xe máy giao hàng phù hợp. 

Người đàn ông quê gốc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã tuổi 55 này kể vợ chồng và ba con đến TP.HCM thuê nhà trọ. Ông đi làm bảo vệ công ty ca ngày, vợ làm lao công, ba người con họ thì hai cháu còn đi học, chỉ một cháu đi làm nên lương còn thấp.

Ca đêm ông Lữ bắt đầu lúc 22h. Ông chạy xe máy đi chở đồ nguyên liệu giao mối cho hai quán phở và một quán hủ tiếu chuẩn bị nấu bán cho buổi sáng hôm sau. Ông được trả công 110.000 đồng, trừ tiền xăng còn khoảng 90.000 đồng. Còn bà Thủy vợ ông làm lao công cho Công ty P.K. ở Nam Sài Gòn. Buổi sáng, ông Lữ chở vợ đến chỗ làm rồi quay về làm bảo vệ cho công ty mình.

Ông Lữ kể: "Công ty gặp khó khăn, giảm lương nhưng chưa sa thải người là may rồi. Vợ chồng tôi phải tự tính làm thêm để có thêm thu nhập, không thể ngồi đợi ngày công ty khá hơn được". Đêm ông Lữ chạy giao hàng được 90.000 đồng. Người vợ sức khỏe yếu nhưng bà cũng ráng nhận thêm ba buổi tối lau dọn nhà mỗi tuần để được thêm 100.000 đồng cho mỗi buổi làm 2 giờ. Riêng người con trai đầu vì mới đi làm phải về trễ nên chưa thể làm thêm việc gì.

"Vợ chồng cùng đi làm thêm thì có thêm chút thu nhập nhưng vẫn phải dè sẻn lắm. Tiền mình kiếm tăng được chút, nhưng giá cả mọi thứ cũng tăng chứ đâu đứng im" - bà Thủy kể thêm ngoài miếng cơm manh áo gia đình, chi phí nặng nhất hiện nay của họ là hai con đang học bán trú ở TP.HCM với tổng chi phí này nọ khoảng 7 triệu đồng. Số tiền này hết hẳn một suất thu nhập của bà. "Đó là vợ chồng tôi chỉ dám cho con học thêm mỗi môn tiếng Anh. Mình phải cơn khó quá nhưng cũng ráng cho con đi học, không thì thua sút bạn bè ở thành phố thì tội".

Thành quả nhặt ve chai của vợ chồng bà Hiền sau hai đêm dài

Thành quả nhặt ve chai của vợ chồng bà Hiền sau hai đêm dài

Chạy chợ, phụ quán ăn

So với chồng bà Hiền, ông Lữ, nhiều công nhân trẻ hiện nay đỡ nặng gánh hơn vì chưa có gia đình nhưng nhiều người vẫn tìm việc làm thêm sau giờ tan ca. Một số người thạo công nghệ mạng thì buôn bán online. Nhiều người đi phụ quán buổi tối, bán vé số, kể cả kiếm tí hàng rau quả chạy chợ để có thêm đồng ra đồng vô. 

Chợ tối gần Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) có rất nhiều người ban ngày là công nhân, buổi tối tranh thủ ra trải bạt bán quần áo, giày dép, đồ trang sức rẻ tiền hoặc chỉ là phụ bán để được trả vài chục ngàn đồng.

Chị Hoàng Thị Thế, quê huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, đẩy xe bán ổi và lựu. "Các thứ trái cây này khá bền anh ạ. Có ế thì để mai mốt bán tiếp cũng được", cô công nhân tuổi 25 chưa gia đình tâm sự.

Cô kể công ty mình ở Khu công nghiệp Tân Tạo vẫn giữ được công nhân, vẫn trả đúng lương dù đã cắt thưởng. Cô sống rất dè sẻn, bốn người đồng hương ở chung một phòng trọ và nấu bữa tối chung nên vẫn tạm đủ sống với đồng lương. "Tôi ra buôn bán là kiếm thêm tí tiền biếu bố mẹ ở quê và cũng muốn tập tành làm ăn thêm, chẳng lẽ đời mình cứ làm công nhân mãi?", cô gái trẻ cười tâm sự.

"Ban ngày tôi đi làm ở công ty xuất khẩu, từ Tết đến giờ nhận thêm việc dạy học tiếng Anh online và hai buổi dạy tại gia. Nói chung là mất thêm nhiều thời gian dù công việc không cực lắm" - chị Nguyễn Thị Yến, ở chung cư Fullhouse, quận Bình Tân, kể. Ngoài thu nhập chính của công ty, mỗi tháng cô gái có trình độ ngoại ngữ này cũng kiếm thêm được gần 8 triệu đồng. Số tiền này cô bù đắp cho các khoản phụ cấp, thưởng của công ty đã không còn đảm bảo.
Công nhân trong 'bão' giảm việc làm: 100.000 đồng xài trong... một tuần

Một chiều đầu tháng 8, không khí tại hẻm 58 đường số 5 (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) - nơi vốn được xem là "thủ phủ nhà trọ" tại TP.HCM - vắng lặng lạ thường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar