16/11/2012 06:55 GMT+7

Lãnh đạo TP.HCM thăm 47 nhà giáo tiêu biểu, nhà giáo lão thành

PHÚC ĐIỀN - V.HÀ
PHÚC ĐIỀN - V.HÀ

TT - Ngày 15-11, Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ TP.HCM và lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức nhiều đoàn thăm và chúc mừng 47 nhà giáo tiêu biểu, nhà giáo lão thành nhân 30 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Đến thắp hương cố GS Vũ Đình Hòe, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng 15-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã gửi đến gia đình cố GS sự tri ân những đóng góp của GS cho giáo dục nước nhà, nhân cách của GS là tấm gương sáng để các thế hệ nhà giáo học tập và noi theo.

Sáng cùng ngày, Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã đến thăm gia đình PGS.TS Lý Hòa, anh hùng lao động, nguyên hiệu trưởng ĐH Tổng hợp và GS TS Nguyễn Thành Sương, nguyên phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế - tài chính. Phó chủ tịch tri ân những đóng góp của các bậc thầy trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ông cũng trình bày với những nhà giáo lão thành định hướng sắp tới thành phố sẽ đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo ngành y, nâng chất lượng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông cũng như tăng cường máy móc thiết bị cho thực nghiệm và nghiên cứu khoa học ở trường ĐH.

Ông Dương Quan Hà, chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, cũng đến thăm GS.TS Nguyễn Tấn Phát và GS.TS Trần Chí Đáo, nguyên giám đốc ĐHQG TP.HCM. Chiều 15-11, đoàn đại biểu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND do ông Nguyễn Thanh Chín - ủy viên thường trực HĐND - làm trưởng đoàn tiếp tục đến thăm và chúc mừng ba nhà giáo tiêu biểu là nhà giáo Lê Thế Dõng, nguyên hiệu trưởng ĐH Mở; GS.TS Ngô Kiều Nhi, nhà giáo nhân dân, Trường ĐH Bách khoa, và nhà giáo ưu tú Phan Thị Nở, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.

* Để đổi mới, phát triển giáo dục, xây dựng một xã hội học tập, người thầy cần được coi trọng và quan tâm hỗ trợ một cách toàn diện. Đây là vấn đề được đặt ra tại cuộc tọa đàm “Vai trò và vị thế của nhà giáo trong xây dựng xã hội học tập, hòa nhập, sáng tạo và bền vững” do Hội Khuyến học VN, UNESCO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức ngày 15-11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Bà Katherine Muller Marin, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho rằng xã hội đòi hỏi cao ở giáo viên, nhưng kỳ vọng đối với họ còn lớn hơn khi Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi đối với nhà giáo sẽ cao hơn. Nhưng cũng cần đặt ra việc phải làm gì để mang lại cho nhà giáo một môi trường thuận lợi trong thời gian sớm nhất, giúp nhà giáo hoàn thành tốt công việc của họ.

PHÚC ĐIỀN - V.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar