03/09/2022 16:28 GMT+7

Lãnh đạo quân sự Myanmar sắp thăm Nga

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tướng Min Aung Hlaing - nhà lãnh đạo của chính quyền quân sự Myanmar - dự kiến đến Nga tuần sau để dự Diễn đàn kinh tế phương Đông, có sự tham gia của các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...

Lãnh đạo quân sự Myanmar sắp thăm Nga - Ảnh 1.

Tướng Min Aung Hlaing (phải) tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tháng 8-2022 - Ảnh: REUTERS

Theo tờ The Global New Light của Myanmar, ông Min Aung Hlaing sẽ có mặt tại thành phố Vladivostok của Nga.

Tướng Min Aung Hlaing sẽ có cuộc hội đàm với các quan chức Chính phủ Nga để "củng cố hơn nữa sự hợp tác" cũng như quan hệ hữu nghị giữa nền kinh tế và chính phủ hai nước.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Naypyidaw và Matxcơva đều đang đối mặt với sự cô lập ngoại giao.

Kể từ sau cuộc chính biến vào tháng 2-2021, Myanmar bị phương Tây trừng phạt và hạ cấp quan hệ. Nước này cũng rơi vào hỗn loạn và nền kinh tế bị tê liệt.

Tại khu vực, tướng Min Aung Hlaing cũng có thể không được mời dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11-2022. Các nước ASEAN muốn thấy tiến triển trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của chính quyền quân sự Myanmar.

Trong lúc các tướng lĩnh Myanmar tìm cách tăng cường quan hệ với Nga, ông Min Aung Hlaing từng có chuyến thăm cá nhân đến Matxcơva hồi tháng 7-2022.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đến Naypyidaw vào tháng 8-2022 và bày tỏ ủng hộ nỗ lực của chính quyền quân sự Myanmar nhằm ổn định tình hình đất nước và tổ chức bầu cử vào năm sau.

Trong khi đó, Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế tẩy chay "các cuộc bầu cử giả tạo" của chính quyền quân sự Myanmar.

Mới đây, cựu cố vấn nhà nước Myanmar - bà Aung San Suu Kyi - đã bị kết tội gian lận bầu cử vào ngày 2-9 và bị kết án 3 năm tù đi kèm lao động khổ sai. Người phụ nữ lừng danh ở Myanmar - từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 - bị giam giữ kể từ khi chính quyền dân cử bị lật đổ trong một cuộc chính biến vào đầu năm 2021.

Hôm 19-8, tướng Min Aung Hlaing - người đứng đầu quân đội Myanmar - tuyên bố sẵn sàng đàm phán với bà Suu Kyi để chấm dứt cuộc khủng hoảng do cuộc đảo chính gây ra, song chỉ sau khi các phiên tòa xét xử bà kết thúc.

Tướng Myanmar nói sẵn sàng đàm phán với bà Aung San Suu Kyi

TTO - Người đứng đầu quân đội Myanmar tuyên bố sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi để chấm dứt cuộc khủng hoảng do cuộc đảo chính gây ra, song chỉ sau khi các phiên tòa xét xử bà kết thúc.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Myanmar Nga quân sự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định, phù hợp luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Tình huống bối rối đang diễn ra tại Istanbul, khi cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine được cả thế giới theo dõi vẫn chưa bắt đầu.

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

'Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên'.

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao cho biết đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Vào năm cuối nhiệm kỳ, khi việc tiếp cận ông Biden trở nên khó khăn hơn và khoảng cách với nội các ngày càng rõ rệt, một số người bắt đầu dấy lên những nghi vấn về vai trò và quyền lực thật sự của cựu tổng thống.

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Những phát ngôn trước đây của ông Trump, trong đó cáo buộc Qatar là quốc gia tài trợ khủng bố, đang bị nhắc lại trong bối cảnh xuất hiện thông tin hoàng gia Qatar sắp tặng Mỹ một chiếc máy bay hạng sang.

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar