17/04/2022 10:42 GMT+7

Lắng nghe người thật, việc thật

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Thay vì tiếp cận qua các báo cáo kèm con số "nhảy múa", ngành y tế đã dám đối diện với người bệnh để lắng nghe tiếng nói từ người thật, việc thật.

Lắng nghe người thật, việc thật - Ảnh 1.

Từ việc đối thoại, Sở Y tế TP.HCM kỳ vọng sẽ kịp thời tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, các khó khăn và đề xuất của nhân viên y tế - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Khảo sát bằng giấy không ra được vấn đề, do đó việc đối thoại trực tiếp thể hiện sự mong muốn của chúng tôi là được lắng nghe câu chuyện từ người thật, việc thật" - PGS.TS Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã nói như vậy về lý do tổ chức chương trình đối thoại hằng tuần với nhân viên y tế và đặc biệt là với người bệnh.

Tuy chưa thể đánh giá hiệu quả cuối cùng nhưng bước đầu động thái này cho thấy một tinh thần cởi mở và quyết tâm đổi mới cung cách chăm sóc, điều trị người bệnh của ngành y tế TP.HCM. 

Để đảm bảo quyền lợi của người bệnh cũng như giám sát việc tuân thủ quy trình khám chữa bệnh của các bệnh viện, ngành y tế đã có vô số hình thức "lắng nghe" thông qua các hòm thư góp ý, phiếu khảo sát, số điện thoại đường dây nóng... 

Hay mới nhất là hệ thống kiôt khảo sát sự không hài lòng của người bệnh. Ít nhiều các hình thức này đã mang đến một số hiệu quả, tuy vậy người bệnh vẫn chưa cảm thấy mặn mà, tin tưởng. Vẫn còn nhiều góp ý tâm huyết không được tiếp nhận xử lý hoặc tiếp nhận xong lại rơi vào thinh không?

Từng có thời gian dài trực chiến trong một bệnh viện lớn ở TP.HCM chăm sóc người nhà bị bệnh, tôi thấu hiểu tâm trạng ấy. Lúc đó cũng vì những "trải nghiệm khó quên" về chất lượng phục vụ đã thôi thúc tôi suy nghĩ cần phải viết một lá thư để góp ý. 

Khi bức tâm thư chuẩn bị được bỏ vào hòm thư góp ý, một nhân viên nhanh tay ngăn lại, kèm lời hứa sẽ cho xác minh, phản hồi những góp ý của tôi. Tuy vậy, sau đó không có thêm bất cứ liên hệ gì, cũng chẳng biết liệu góp ý của tôi có thật sự được ghi nhận?

Và chính thực tế nêu trên khiến không ít người ngại góp ý, không có niềm tin những bức xúc của mình được giải quyết và hệ quả là những hạn chế không bao giờ được nhìn nhận, khắc phục. 

Bởi vậy khi ngành y tế đưa chương trình lắng nghe, đối thoại trực tiếp đã khiến nhiều người bệnh vui mừng. Từ chương trình này, họ hy vọng tiếng nói của mình sẽ được người đứng đầu hay chí ít là người có trách nhiệm của ngành y tế tiếp thu, xử lý.

Nếu ngồi trực tiếp để nghe các phản ánh của người bệnh trong cuộc đối thoại với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM vào chiều 15-4 mới thấy một tinh thần rất thẳng thắn, cởi mở. 

Ở đó có người cười thật tươi khi kể về sự hài lòng các tiện ích bệnh viện cung cấp; có người khóc khi nhớ lại lần "vượt cạn" bất an do bệnh viện trễ mổ mà không được bất kỳ bác sĩ nào động viên... 

Và không chỉ lắng nghe, người bệnh còn được thăm hỏi cặn kẽ từng vấn đề từ chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và cả sự hài lòng về chi phí khám chữa bệnh...

Rõ ràng nếu như trước đây, có lúc người bệnh chỉ biết lắng nghe thì với cơ chế đối thoại thường xuyên họ sẽ được nói, thậm chí được phản biện lại những điều chưa hài lòng khi đi khám chữa bệnh. 

Những cuộc đối thoại này cũng sẽ là lời nhắc nhở cho một số nhân viên y tế không thể giữ mãi thái độ "mặt lạnh như tiền" hoặc ứng xử với người bệnh theo kiểu "ban ơn".

Cử chuyên viên dự họp khiến buổi giám sát của HĐND phải hủy, Sở Y tế TP.HCM gửi thư xin lỗi

TTO - Liên quan đến buổi giám sát của HĐND TP.HCM về thực hiện chế độ chính sách phòng chống dịch và hỗ trợ người dân sáng 14-4 phải hủy, chiều cùng ngày Sở Y tế TP đã có thư xin lỗi gửi đến ông Cao Thanh Bình - trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.

CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar