13/02/2016 15:04 GMT+7

Làng Ném Thượng chém kín 2 "ông ỉn" nặng hơn tạ rưỡi

NGUYỄN KHÁNH
NGUYỄN KHÁNH

TTO - Hôm nay 13-2, Làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) tổ chức lễ hội chém lợn. Khác với mọi năm, năm nay hai “ông ỉn” được đem vào một khu vực kín đáo để làm lễ.

Ông ỉn nặng hơn 1,5 tạ được nằm trên một chiếc xe đẩy - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Nguyễn Đăng Thức một thành viên của ban tổ chức lễ hội cho biết:

“Đến 22h tối 12-2, ban tổ chức lễ hội mới thống nhất được việc chém lợn sẽ không thực hiện ở giữa sân đình như mọi năm mà sẽ “chém kín” tại khu vực làm cỗ ngọc tế thánh.

Để đưa đến quyết định này chúng tôi phải rất trăn trở, suy đi tính lại suốt nhiều tháng qua, nói thật khi nghe thông tin này nhiều người dân trong làng cũng hơi buồn.”

Khi được hỏi về việc chém lợn vào mùa lễ hội năm 2017 sẽ diễn ra ở đâu, ông Thức cũng cho rằng: “Chúng tôi chưa thể trả lời được, chỉ biết lễ hội năm 2016 dân làng sẽ không chém lợn ở giữa sân đình.”

Đúng 8 giờ sáng tại đình làng Ném Thượng, người dân địa phương tập trung rất đông tại khu vực làm lễ, hai “ông ỉn” nặng hơn 1,5 tạ được đặt trang trọng trên một chiếc xe đẩy.

Từ đình làng, đoàn tế rước di chuyển xung quanh làng để người dân được nhìn ngắm “ông ỉn” và lấy may trong năm mới. Đến 11 giờ trưa, đoán tế rước quay trở lại sân đình để làm nghi lễ chém lợn.

Sau khi có hiệu lệnh của Ban tổ chức, hai chiếc xe rước “ông ỉn” di chuyển vào khu vực làm cỗ ngọc tế thánh, khu vực này được quây kín tứ phía và lực lượng công an bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những người trong ban tổ chức mới được vào trong.

Sau khoảng 15 phút, hai thanh đao chém lợn được mang ra và được đặt trang trọng tại bàn thờ giữa đình làng.

Lễ hội Làng Ném Thượng có lịch sử hơn 800 năm. Theo truyền thuyết vẫn được dân làng truyền kể, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ một vị tướng thời nội chiến.

Khi bị đối phương truy đuổi, vị tướng này đã dẫn quân về lánh nạn ở làng Ném Thượng. Vì không đủ lương thực, trong khi lợn rừng lại rất nhiều, nên ông đã ra lệnh chém lợn nuôi quân.

Ông Trần Văn Hân một bô lão trong làng cho biết: Lễ hội chém lợn được khôi phục từ năm 1998 và bắt đầu thực hiện nghi lễ chém lợn từ năm 2000.

Khoảng 9h sáng, đoán tế rước bắt đầu di chuyển khỏi sân đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
Mỗi chiếc xe sẽ được bốn người đàn ông đẩy quanh làng, ngay từ tháng 8 năm trước, dân làng đã chọn những con lợn giống và người chủ nuôi hợp tuổi, có gia cảnh tốt để giao nhiệm vụ chăn nuôi, chờ đến ngày lễ - Ảnh: Nguyễn Khánh
Do tôn thờ ngày lễ long trọng này, người dân gọi con lợn là "ông ỉn", các "ông ỉn" phải được chăm sóc cẩn thận béo tốt và hồng hào - Ảnh: Nguyễn Khánh
Do thời tiết oi bức nên một "ông ỉn" được người dân cho uống nước - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đoàn rước đi qua cánh đồng làng với mong ước cả làng sẽ có một vụ mùa bội thu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đúng 11 giờ, đoàn rước quay trở lại đình làng và tập trung trước khu vực làng cỗ ngọc tế thánh - Ảnh: Nguyễn Khánh
Sau khoảng 15 phút, hai đao phủ là ông Trần Văn Soát và ông Trần Quốc Thành (từ trái qua phải) vác thanh đao còn rớm máu di chuyển khỏi khu vực làm nghi lễ chém lợn - Ảnh: Nguyễn Khánh
Một bô lão trong làng dâng một miếng thịt đã được luộc chín để làm lễ cúng thánh thần)

NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar