14/03/2025 16:34 GMT+7

Làn sóng tẩy chay hàng Mỹ rộ lên ở nhiều nước

Chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Trump không chỉ gây căng thẳng thương mại mà còn châm ngòi cho làn sóng tẩy chay hàng hóa Mỹ trên toàn cầu.

Làn sóng tẩy chay hàng Mỹ rộ lên ở nhiều nước - Ảnh 1.

Người dân đổ về Quảng trường Zocalo, trung tâm Thủ đô Mexico City để ủng hộ chính phủ liên quan đến vấn đề thuế quan từ Mỹ - Ảnh: Phi Hùng/PV TTXVN tại Mexico

Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 12-3, chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Trump đang châm ngòi cho một làn sóng tẩy chay hàng hóa Mỹ ở nhiều nước. Người tiêu dùng và doanh nghiệp từ châu Âu đến Canada đang thể hiện sự phản đối bằng cách quay lưng với sản phẩm Mỹ, tạo ra một xu hướng phản kháng đáng chú ý trên thế giới.

Phong trào tẩy chay lan rộng trên mạng xã hội

Các nhóm tẩy chay đang lan rộng nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội. Tại Thụy Điển, nhóm Facebook "Bojkotta varor fran USA" (Tẩy chay hàng hóa từ Mỹ) đã thu hút gần 80.000 thành viên. Nhóm này tuyên bố mục tiêu "bảo vệ nền dân chủ, quyền tự quyết và an ninh", đồng thời hy vọng gây áp lực lên chính quyền Trump thông qua hoạt động tẩy chay.

Tương tự, tại Pháp, nhóm "Boycott USA: Achetez Francais et Europeen!" (Tẩy chay hàng Mỹ: Mua hàng Pháp và châu Âu!) đã thu hút hơn 20.000 thành viên. Điều đáng chú ý là các nhóm này chấp nhận sử dụng Facebook - một nền tảng của Mỹ - vì họ coi đó là "vũ khí tốt nhất" để truyền bá thông điệp của mình.

Canada - tâm điểm của phong trào "Mua hàng nội địa"

Phản ứng chống hàng hóa Mỹ dường như mạnh mẽ nhất tại Canada - quốc gia bị áp thuế 25% bất chấp mối quan hệ đồng minh lâu đời và đường biên giới chung gần 9.000 km. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi Tổng thống Trump nhiều lần đề cập đến việc biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ.

Hậu quả chính trị đã xuất hiện: Đảng Tự do Canada dưới sự lãnh đạo của thủ tướng sắp nhậm chức Mark Carney đã có sự phục hồi uy tín đáng kể trong các cuộc thăm dò. Từ vị thế tụt hậu 25% so với đảng Bảo thủ đầu năm 2025, hiện đảng này đang dẫn đầu trong nhiều cuộc khảo sát dư luận.

Cùng với đó, tâm lý "Mua hàng Canada" đang lan rộng mạnh mẽ. Dylan Lobo, người điều hành trang web "Made in CA (Canada)" chuyên liệt kê hàng hóa sản xuất tại Canada, chia sẻ với trang tin Business Insider rằng trang web của ông gần đây đã chứng kiến lượng truy cập tăng đột biến. 

"Hiện tại, có rất nhiều người thể hiện lòng yêu nước ở quốc gia này. Có một cảm giác mạnh mẽ rằng người Canada muốn hỗ trợ những người Canada khác", ông Lobo nói.

Ngoài ra, nhiều ứng dụng như Buy Beaver và Maple Scan đã ra đời để giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm Mỹ khi mua sắm. Thậm chí, các cơ quan chính phủ cũng tham gia phong trào này. Hội đồng Kiểm soát Rượu Ontario thông báo sẽ ngừng dự trữ các sản phẩm do Mỹ sản xuất như rượu bourbon và rượu vang, trong khi bang New Brunswick cũng có hành động tương tự.

Đáng chú ý, Thủ hiến Ontario Doug Ford đã chấm dứt hợp đồng trị giá 100 triệu đô la Canada (khoảng 69 triệu USD) với Starlink, công ty viễn thông của tỷ phú Elon Musk. "Ontario sẽ không làm ăn với những người quyết tâm phá hủy nền kinh tế của chúng tôi", ông Ford  tuyên bố trên mạng xã hội X.

Châu Âu: Từ dán nhãn đến cắt đứt hợp tác

Tại châu Âu, nhiều doanh nghiệp cũng đang có hành động phản đối. Salling Group, nhà bán lẻ lớn nhất Đan Mạch, thông báo sẽ gắn nhãn các sản phẩm châu Âu bằng ngôi sao màu đen để giúp khách hàng nhận diện.

Những biện pháp cứng rắn hơn cũng xuất hiện. Công ty Haltbakk của Na Uy, chuyên cung cấp dầu và nhiên liệu cho tàu thuyền, đã tuyên bố ngừng cung cấp nhiên liệu cho tàu hải quân Mỹ.

Làn sóng tẩy chay này đang khiến nhiều doanh nghiệp quốc tế lo lắng. Takeshi Niinami, CEO của tập đoàn đồ uống Nhật Bản Suntory Holdings - chủ sở hữu thương hiệu whisky Jim Beam - đã cảnh báo rằng các thương hiệu Mỹ sẽ trở thành mục tiêu của người tiêu dùng quốc tế.

"Chúng tôi đã vạch ra kế hoạch chiến lược và ngân sách cho năm 2025 với kỳ vọng rằng các sản phẩm của Mỹ, bao gồm rượu whisky Mỹ, sẽ ít được các quốc gia bên ngoài Mỹ chấp nhận hơn vì lý do thứ nhất là thuế quan và thứ hai là cảm xúc", ông Niinami chia sẻ với Financial Times.

Với các động thái phản đối ngày càng rõ nét, dữ liệu về doanh số bán hàng của các công ty Mỹ tại Canada, châu Âu và các thị trường khác trong những tháng tới chắc chắn sẽ được theo dõi sát sao ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: canada

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Mùa mưa, lo chuyện ngập; Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 13-5-2025

Điểm tin 18h: Mùa mưa, lo chuyện ngập; Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương

Theo kế hoạch, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng phiếu hỗ trợ xuất khẩu từ tháng 6, trong khi tiểu thương sẽ nhận mức hỗ trợ để chi trả hóa đơn tiện ích và bảo hiểm từ tháng 7.

Hàn Quốc giải ngân nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua

Chính quyền Taliban vừa ban hành lệnh cấm cờ vua trên toàn lãnh thổ Afghanistan cho đến khi có thông báo mới, vì lo ngại bộ môn này có thể bị lợi dụng như một hình thức cờ bạc.

Taliban ban hành lệnh cấm cờ vua

San hô phục hồi nhanh hơn trên các cấu trúc nhân tạo

Các cấu trúc nhân tạo dường như cung cấp giải pháp khắc phục nhanh hơn so với các rạn san hô tự nhiên trong các trường hợp san hô bị tàn phá do hiện tượng tẩy trắng.

San hô phục hồi nhanh hơn trên các cấu trúc nhân tạo

Người lao động Nhật Bản lạnh nhạt với nhận lương qua ứng dụng

Chỉ số ít người lao động chọn phương thức nhận lương qua ứng dụng di động mặc dù Nhật Bản đang dần hướng tới tương lai không dùng tiền mặt.

Người lao động Nhật Bản lạnh nhạt với nhận lương qua ứng dụng

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar