18/05/2021 09:53 GMT+7

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Kết quả được công bố hai năm một lần. Năm nay là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đánh giá theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index theo thông lệ quốc tế.

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam - Ảnh 1.

Sinh viên nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: H.N.

Công trình do hệ thống Vietnam Citation Gateway của GS Nguyễn Hữu Đức, TS Võ Đình Hiếu và NCS Phan Hải ở ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, được công bố vào dịp kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18-5).

GS Nguyễn Hữu Đức - nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết chỉ số ảnh hưởng (IF) được tính qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019).

Các trích dẫn được thu thập từ nguồn Google Scholar, thường là cao hơn tổng số trích dẫn từ nguồn Web of Science và Scopus.

Theo đó, trong số 83 tạp chí xem xét đưa vào hệ thống Vcgate và được đánh giá, có 72 tạp chí đã có chỉ số ảnh hưởng, 42 chỉ số có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.

Tạp chí Journal of Science: Advanced Materials and Devices của ĐH Quốc gia Hà Nội có chỉ số ảnh hưởng cao nhất (IF = 5.921).

GS Nguyễn Hữu Đức cho biết kết quả cho thấy bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã nhận được chỉ số IF rất đáng khích lệ.

"Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế rất xa", ông Đức nói.

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam - Ảnh 2.

Bảng xếp hạng các tạp chí khoa học Việt Nam theo chỉ số IF - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngoài ra, năm nay nhóm nghiên cứu cũng công bố kết quả khảo sát chỉ số H-index của các tạp chí. Chỉ số này đánh giá mức độ tích hợp giữa năng suất công bố (số lượng) và chất lượng (số trích dẫn).

Theo đó, tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam có chỉ số cao nhất (H-index = 53).

Chỉ 19,1% tạp chí khoa học được số hóa

Theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí.

Trong đó, mới có 1 tạp chí được chỉ mục trong CSDL SCIE (Science Citation Index Expansed) và 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong CSDL của ACI (Asean Citation Index).

"Đây là những con số hết sức khiêm tốn so với cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á", nhóm nghiên cứu nhận xét.

Về tình trạng số hóa, mới có khoảng 115/600 tạp chí, khoảng 19,1%, xuất bản trực tuyến, trong đó chỉ có 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các cơ sở dữ liệu quốc tế và được chỉ mục trong hệ thống.

GS Nguyễn Hữu Đức phân tích, định dạng và quy cách trình bày của nhiều tạp chí khoa học ở Việt Nam tùy tiện, chưa thống nhất, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, các ban biên tập và công trình công bố chưa đảm bảo tính đa dạng quốc tế, kể cả mức độ quốc gia. Quy trình bình duyệt chưa rõ ràng và minh bạch. Đặc biệt, chưa có chủ trương khuyến khích đánh giá chất lượng tạp chí theo định lượng và thông lệ quốc tế.

Tạp chí khoa học thứ 6 của Việt Nam được SCOPUS chấp nhận dữ liệu

TTO - Tạp chí Khoa học máy tính Việt Nam (Vietnam Journal of Computer Science - VJCS) vừa chính thức được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar