08/02/2022 14:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu tiên phát hiện tinh tinh bắt côn trùng làm thuốc chữa thương

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Lần đầu tiên các nhà động vật học quan sát được cảnh những con tinh tinh bắt côn trùng làm thuốc bôi lên vết thương của chúng.

Lần đầu tiên phát hiện tinh tinh bắt côn trùng làm thuốc chữa thương - Ảnh 1.

Hai con tinh tinh thuộc Công viên quốc gia Loango được nhìn thấy đang bôi côn trùng vào vết thương cho nhau - Ảnh: Tobias Deschner

Nhóm nghiên cứu do Tobias Deschner từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) và Simone Pika từ Đại học Osnabrück (Đức) đứng đầu đã ghi nhận ​​nhiều trường hợp "bôi thuốc" lạ kỳ này trong các nhóm tinh tinh tại Công viên quốc gia Loango (Gabon).

Theo CNN, đây là một phần trong dự án tìm hiểu các mối quan hệ và sự tương tác giữa các con tinh tinh, xem xét cách chúng giao tiếp và nhận thức.

Trước đây, gấu, voi hay thậm chí cả ong được biết đến có khả năng dùng một số loại cây cỏ để chống lại ký sinh trùng và bệnh tật. Loài tinh tinh cũng biết nuốt một số loại lá cây đặc biệt có vị đắng để tiêu diệt một số loài ký sinh trùng đường ruột.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận tinh tinh bôi côn trùng lên vết thương hở. Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Current Biology.

Lần đầu tiên phát hiện tinh tinh bắt côn trùng làm thuốc chữa thương - Ảnh 2.

Một số trường hợp khác tinh tinh bôi côn trùng vào vết thương - Ảnh: Tobias Deschner

Năm 2019, nghiên cứu sinh Alessandra Mascaro, một tình nguyện viên thuộc nhóm nghiên cứu của Planck và Pika, được giao theo dõi sự tương tác giữa tinh tinh mẹ Suzee và con trai Sia ở Công viên quốc gia Loango.

Một hôm, chân của Sia bị thương. Ít lâu, Mascaro nhìn thấy tinh tinh mẹ Suzee cố bắt một thứ gì đó để bôi trực tiếp lên vết thương trên bàn chân của Sia.

Khoảng một tuần sau, sự việc tương tự lại diễn ra với một con tinh tinh đực khác trong đàn.

"Nhiều trường hợp trước đây đã ghi nhận tinh tinh ăn côn trùng, nhưng đây là lần đầu chúng tôi biết chúng có thể dùng côn trùng để điều trị vết thương", Pika nói.

Trong suốt một năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi sát sao những đàn tinh tinh, quay phim tất cả những con có dấu hiệu bị thương. 22 con tinh tinh trong số đó đã được ghi nhận bôi côn trùng lên vết thương của mình và đồng loại.

Theo trang Science Alert, loài côn trùng mà tinh tinh sử dụng có thể là loại có cánh, chứa một số loại chất có đặc tính chống viêm hoặc khử trùng.

Một điểm thú vị khác là việc các con tinh tinh trong đàn có thể bôi thuốc cho nhau.

Trước đây, khả năng chăm sóc lẫn nhau là khá phổ biến trong thế giới động vật, từng được quan sát thấy ở các loài chim, ong, thằn lằn, voi… Tuy nhiên hành vi giúp nhau chữa vết thương khá hiếm gặp.

Đây cũng được xem là sự tiến hóa về mặt cảm xúc cho những động vật cấp cao, đồng thời có thể là nguồn gốc cho tính đồng cảm ở người.

Lần đầu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho tinh tinh và đười ươi

TTO - 4 con đười ươi và 5 con tinh tinh lùn ở sở thú San Diego (Mỹ) trở thành những động vật linh trưởng đầu tiên không phải người được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Loại vắc xin này ban đầu được phát triển cho chó mèo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

4.000 CEO, nhà sáng lập, 300 đơn vị triển lãm, hơn 100 start-up cùng hơn 70 quỹ đầu tư và tổ chức tài chính sẽ tham dự InnoEx 2025.

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar