19/09/2017 11:05 GMT+7

Lần đầu tiên đã có thể lưu trữ ánh sáng như âm thanh

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Cộng đồng khoa học công nghệ vừa ghi nhận một thành tựu đáng kể của các nhà khoa học Úc khi tìm ra cách lưu trữ ánh sáng theo cách tương tự lưu trữ âm thanh.

Lần đầu tiên đã có thể lưu trữ ánh sáng như âm thanh - Ảnh 1.

Ảnh: ĐẠI HỌC SYDNEY, ÚC

Theo trang tin Science Alert, phương thức chuyển đổi để lưu trữ này được cho là rất cần thiết nếu chúng ta muốn chuyển đổi từ hệ thống các máy tính điện tử hiện tại vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng sang các máy tính lượng tử có khả năng xử lý dữ liệu với tốc độ ánh sáng.

Các máy tính lượng tử có khả năng hoạt động nhanh hơn ít nhất 20 lần so với tốc độ chiếc laptop hiện nay của bạn. Đó là chưa kể máy tính lượng tử cũng sẽ không sinh nhiệt hoặc tiêu hao năng lượng như các thiết bị điện tử hiện tại.

Đó là bởi vì về mặt lý thuyết, c ác máy tính lượng tử sẽ xử lý dữ liệu ở dạng các photon thay vì các electron.

Chúng ta nói là về mặt lý thuyết, bởi lẽ dù trên thực tế các "ông lớn" công nghệ như IBM và Intel đã và đang theo đuổi điện toán lượng tử, nhưng việc chuyển đổi này hiện vẫn đang là chuyện "nói dễ hơn làm".

Việc mã hóa thông tin thành các photon đã trở nên đơn giản với các hãng công nghệ. Như chúng ta thấy hiện tại người ta đã truyền tải thông tin qua hệ thống cáp quang.

Tuy nhiên để tìm ra cách thức khiến một chip máy tính có thể trích xuất và xử lý các thông tin được lưu trữ ở dạng photon thì vẫn còn là vấn đề vô cùng khó khăn.

Hiện chưa có bộ vi xử lý nào có khả năng xử lý được các dữ liệu thông tin lưu trữ dạng photon vì tốc độ quá nhanh của nó.

Đây chính là lý do mà các thông tin dạng  photon truyền tải qua cáp quang Internet hiện nay vẫn đang được chuyển hóa thành các electron tốc độ chậm hơn để chip máy tính xử lý được.

Tuy nhiên có một lựa chọn thay thế khác tốt hơn giải pháp đó là "kéo chậm" tốc độ của thông tin "ánh sáng" xuống bằng tốc độ của các sóng âm thanh.

Đây chính là những gì mà các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney ở Úc vừa làm được.

Với phương pháp đó, các máy tính vừa có thể tận hưởng những lợi ích của dữ liệu được truyền phát bằng ánh sáng - bao gồm tốc độ cao, không sinh nhiệt do điện trở, không bị nhiễu bởi bức xạ điện từ - nhưng vẫn có thể khiến cho dữ liệu đó có tốc độ đủ chậm để các chip máy tính hiện nay có thể xử lý.

Một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, ông Moritz Merklein, nói: "Để các máy tính lượng tử trở thành hiện thực trong thị trường, dữ liệu dạng photon trên chip cần phải được làm chậm lại để có thể xử lý, định tuyến, lưu trữ và tiếp cận".

Một thành viên khác của nhóm là ông Benjamin Eggleton nói thêm: "Đây là bước quan trọng hướng tới lĩnh vực xử lý thông tin quang học vì khái niệm này có thể đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của các hệ thống truyền thông quang học hiện tại và trong tương lai".

ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar