06/10/2021 17:38 GMT+7

Lần đầu tiên can thiệp nội mạch cấp cứu bệnh nhân COVID-19 bị ho ra máu nặng

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM can thiệp nội mạch cấp cứu một bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng bị ho ra máu nặng.

Lần đầu tiên can thiệp nội mạch cấp cứu bệnh nhân COVID-19 bị ho ra máu nặng - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cấp cứu cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Trước đó, ngày 4-10, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong tình trạng ho ra máu nặng.

Đây là bệnh nhân nữ, 26 tuổi, được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đầu tháng 8 trong tình trạng nhiễm COVID-19 nguy kịch, thở máy kéo dài 51 ngày, can thiệp ECMO 38 ngày.

Tuy nhiên, trong khoảng nửa tháng nay, tình trạng ho ra máu qua mở khí quản vẫn diễn ra liên tục. Kết quả nội soi phế quản cho thấy máu chảy từ phân thùy S6 phổi bên phải.

Sau khi tiến hành hội chẩn với khoa nội hô hấp và ngoại lồng ngực đánh giá tình trạng ho ra máu không đáp ứng điều trị nội khoa và nguy cơ tử vong phẫu thuật là rất cao. Êkip điều trị của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã hội chẩn với khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy để quyết định điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân.

Lần đầu tiên can thiệp nút mạch cấp cứu trên một bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng bị ho ra máu, êkip can thiệp của khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuẩn bị đầy đủ các bước kiểm soát nhiễm khuẩn, đồ phòng hộ, đảm bảo an toàn, nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân ngay khi vừa được chuyển đến.

Sau can thiệp, hình ảnh chụp lại cho thấy bệnh nhân không còn chảy máu. Khi các chỉ số sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị.

Ngày 6-10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng cho biết hiện bệnh nhân không còn ho ra máu, đã ngừng sử dụng thuốc an thần để bắt đầu hồi tỉnh.

PGS.TS Lê Văn Phước - trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết hiện nay, trên thế giới can thiệp nội mạch nút tắc động mạch phế quản được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để điều trị tình trạng ho ra máu. 

Mỗi năm, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành can thiệp 200-300 trường hợp ho ra máu, trong đó có nhiều ca từ các bệnh viện bạn chuyển đến…

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kỹ thuật nút mạch được thực hiện trên bệnh nhân COVID-19 bị ho ra máu nặng và đã có kết quả khả quan, mang lại nhiều cơ hội được cứu sống cho bệnh nhân COVID-19 không may bị ho ra máu nặng.

Các bác sĩ cho biết ho ra máu là cấp cứu thường gặp trong nhiều bệnh lý như giãn phế quản, lao, ung thư… Nếu không kịp xử lý, ho ra máu nặng có tỉ lệ tử vong lên đến 50-75%. Ở bệnh nhân nhiễm COVID-19, ho ra máu rất ít gặp, ước tính chỉ vào khoảng 3%.

Tình trạng ho ra máu ở các bệnh nhân này và nguy cơ biến chứng và tử vong cũng chiếm tỉ lệ cao hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân sử dụng kháng đông kéo dài. Với những bệnh nhân này, việc điều trị nội khoa bảo tồn có thể dẫn đến thất bại và phẫu thuật trong tình trạng bệnh nhân suy hô hấp, thở máy vì nhiễm COVID-19 lại có tỉ lệ tử vong rất cao.

Vì vậy, can thiệp nút mạch được xem là chỉ định phù hợp nhất cho các bệnh nhân không may rơi vào tình trạng này.

Cứu kịp thời nam thanh niên 'ho ra máu sét đánh' nguy kịch

TTO - Trên giường bệnh, nam bệnh nhân 24 tuổi đột ngột ho ra máu ồ ạt, máu chảy đóng thành từng cục, nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar