10/04/2020 09:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc Ấn Độ sau 30 năm

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Sau nhiều thập kỷ, người dân ở miền bắc Ấn Độ đã có thể nhìn thấy dãy Himalaya, thậm chí từ khoảng cách 200km, nhờ các biện pháp chống dịch COVID-19.

Lần đầu nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc Ấn Độ sau 30 năm - Ảnh 1.

Những bức ảnh do người dân ghi lại đã nhìn thấy núi Himalaya sau hơn 30 năm - Ảnh: TWITTER

Trước đó để ngăn dịch COVID-19 lây lan, Ấn Độ ra lệnh giới nghiêm 21 ngày, theo đó yêu cầu tạm dừng nhiều doanh nghiệp sản xuất, cấm tụ họp, hạn chế xe cộ… Những biện pháp này ngoài giảm nguy cơ lây lan virus corona còn giúp chất lượng không khí cải thiện đáng kể.

Chỉ trong ngày đầu tiên giới nghiêm, lượng bụi PM10 trong không khí ở nhiều địa phương, trong đó có Delhi, giảm 44%. 85 thành phố lớn trên cả nước đã ghi nhận bầu không khí sạch hơn chỉ sau một tuần hạn chế tiếp xúc xã hội.

Sau gần 20 ngày giới nghiêm, chỉ số chất lượng không khí trung bình luôn ở mức tốt, khác hẳn với giai đoạn nửa đầu tháng 3 chỉ có đúng 3 ngày chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. 

Ủy ban Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ cho rằng lệnh giới nghiêm góp phần cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong nước.

Lần đầu nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc Ấn Độ sau 30 năm - Ảnh 2.

Nhiều nơi ở bang Punjab có thể nhìn thấy Himalaya rõ mồn một - Ảnh: TWITTER

Không khí trong lành giúp người dân ở bang Punjab, miền bắc Ấn Độ, có thể nhìn thấy dãy núi Himalaya dù cách xa đến 200km. 

Thích thú với khung cảnh lạ lẫm này, nhiều người lập tức đăng tải ảnh chụp Himalaya rõ mồn một từ mọi góc nhìn: sau nhà, trong sân, trên phố…

"Lần đầu tiên sau 30 năm tôi mới thấy lại dãy Himalaya. Một phần là nhờ tình trạng giới nghiêm giúp bầu không khí trong lành, tầm nhìn xa hơn", tài khoản Manjit Kang viết.

Cựu ngôi sao môn cricket Ấn Độ Harbhajan Singh cũng thích thú "khoe" ảnh núi từ sân thượng nhà riêng: "Thật khó lòng hình dung được chuyện này. Rõ ràng chúng ta đã gây ô nhiễm môi trường tác động mạnh đến Trái đất".

Chất lượng không khí ở Ấn Độ hằng năm thường vượt giới hạn an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra đến 5 lần. Mỗi năm, nước này ghi nhận trung bình từ 1-1,5 triệu ca tử vong do các căn bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí.

Năm 2019, trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới của AirVisual, Ấn Độ "góp" tới 21 thành phố.

Đến sáng 10-4, Ấn Độ ghi nhận khoảng 8.700 ca nhiễm COVID-19, trong đó hơn 800 trường hợp tử vong.

Tín hiệu tích cực toàn cầu

Trước đó, theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn).

Hoạt động công nghiệp gián đoạn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác đã giúp giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.

Carbon Brief thống kê so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ than đá cho hoạt động nhiệt than giảm 36%. Lượng than cốc sử dụng giảm 23%, lượng NO2 cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội vượt qua Bắc Kinh

TTO - Theo báo cáo của AirVisual - công ty quan trắc không khí có mạng lưới toàn cầu - lần đầu tiên thủ đô Jakarta của Indonesia và Hà Nội của Việt Nam vượt qua Bắc Kinh (Trung Quốc) trong số các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar