16/06/2016 19:46 GMT+7

Lần đầu nghe tiếng khóc con thơ ở tuổi 53

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Đón đứa con gái đầu lòng ở tuổi 53, bà Trần Thị Phúc cảm nhận hạnh phúc rõ rệt theo từng ngày nhìn con gái lớn lên.

Bé Tường Vy say ngủ trong vòng tay cha mẹ Ảnh: BV cung cấp

5 tháng nay, căn nhà nhỏ của vợ chồng ông bà Trần Thị Phúc, 53 tuổi và  Nguyễn Văn Mạnh, 54 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội vui tươi hẳn với tiếng ọ ẹ của cô con gái Tường Vy. 53 tuổi mới có con đầu lòng, bà Phúc nói phải đi hỏi các bà mẹ có con nhỏ xin kinh nghiệm nuôi con, rồi kinh nghiệm nào hay thì áp dụng chăm sóc bé Vy.

Mà thật lạ, mẹ 53 tuổi nhưng rất nhiều sữa nuôi con và ngay tháng đầu tiên, bé Vy tăng được 1,3 kg, hiện ở tháng tuổi thứ 5, bé nặng hơn 7 kg.

Bà Phúc và ông Mạnh cưới nhau năm 2004, khi bà đã 41 và ông 42 tuổi. Bà Phúc có thai nhưng cứ có là sảy. 3 lần như vậy, bà tìm đến bệnh viện. “Bác sĩ kiểm tra và nói sức khỏe tôi bình thường, nhưng không đậu được thai nên năm 2006 tôi đến bệnh viện để kiểm tra và làm thụ tinh trong ống nghiệm”, bà Phúc chia sẻ.

Trong suốt gần 10 năm trước khi sinh Tường Vy, bà Phúc có 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm, 1 trong 2 lần là từ trứng được hiến tặng. Nhưng cả 2 lần đều hỏng. 

Năm 2015, vợ chồng ông bà tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội). Nhờ noãn được hiến tặng kết hợp với tinh trùng của người chồng, sau 9 ngày kể từ khi được chuyển phôi, bà Phúc được các bác sĩ thông báo tin vui là đã đậu thai. Đầu 2016, bà sinh bé Tường Vy, nặng 2,7 kg và rất kháu khỉnh trong niềm vui vỡ òa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, bà Phúc là trường hợp khá đặc biệt: khi có thai bé Vy, bà Phúc đã sắp mãn kinh, đã vô sinh nhiều năm, rồi sảy thai cũng nhiều lần, đã 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm thất bại… “Không chỉ vợ chồng bà Phúc mà cả chúng tôi cũng nghĩ đây là trường hợp may mắn, rất may mắn”- bác sĩ Nhã nói.

Không như hồi còn “son rỗi”, gia đình bà Phúc giờ đi đâu cũng lỉnh kỉnh quần áo, khăn tay, quạt…, nhưng thật may tuy là “mẹ già con cọc” bà đủ sữa nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nhìn ông bà tóc lốm đốm bạc bế cô con gái nhỏ, trông lúng túng mà rất vui tươi…

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar