18/08/2020 11:52 GMT+7

Lần đầu chữa thành công hội chứng say rượu bằng cách 'độc nhất vô nhị'

MINH HẢI (Theo Annals of Internal Medicine)
MINH HẢI (Theo Annals of Internal Medicine)

TTO - Từ trước đến nay, hội chứng tự lên men thường được chữa khỏi bằng cách điều trị chống nấm và chế độ ăn không carbohydrate. Mới đây, các bác sĩ lần đầu tiên chữa bệnh bằng cách cấy phân vào ruột bệnh nhân.

Lần đầu chữa thành công hội chứng say rượu bằng cách độc nhất vô nhị - Ảnh 1.

Có những người "uống hoài không say", cũng có người "không uống mà say" do mắc hội chứng Auto Brewery Syndrome (ABS) - hội chứng đường ruột lên men hiếm gặp do các vi khuẩn trong ruột sẽ tự chuyển hóa carbohydrate thành rượu - Ảnh: AFP

Theo công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine ngày 18-8, các bác sĩ đã điều trị thành công một bệnh nhân người Bỉ mắc Auto Brewery Syndrome (ABS) - hội chứng đường ruột lên men do các vi khuẩn trong ruột sẽ tự chuyển hóa carbohydrate thành rượu.

Người đàn ông 47 tuổi tìm đến bệnh viện, báo cáo về các triệu chứng "như người say rượu", lúc nào cũng lâng lâng, đi đứng loạng choạng, gặp ảo giác mặc dù không uống chút bia rượu nào.

Cảm giác say xảy ra liên tục trong suốt 2 tháng, bắt đầu sau khi anh này dùng thuốc kháng sinh và nghiêm trọng hơn sau khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, bánh mì và các chế phẩm sữa.

Sau khi đã xác định tình trạng bệnh lý, các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng một chế độ ăn ít carbohydrate và thuốc chống nấm, nhưng tình trạng "say rượu" vẫn không thuyên giảm.

Bệnh tình khiến đời sống vợ chồng của bệnh nhân bị ảnh hưởng khi người vợ phàn nàn rằng chồng lúc nào cũng có mùi rượu. Anh ta cũng bị tước giấy phép lái xe sau một lần kiểm tra của cảnh sát.

Cuối cùng, nhóm bác sĩ, nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) đã áp dụng phương pháp cấy ghép phân cho bệnh nhân. Phương pháp này dùng phân của một người khỏe mạnh đưa vào đường tiêu hóa của bệnh nhân, mục đích giúp vi khuẩn đường ruột tái cân bằng.

Thật bất ngờ, sau thủ thuật cấy phân, các triệu chứng say rượu của bệnh nhân này đã biến mất.

Tiến sĩ, giáo sư Danny De Looze tại Đại học Ghent, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên một bệnh nhân được chữa khỏi bằng cách cấy phân vào ruột. Từ trước đến nay, hội chứng tự lên men thường được chữa khỏi bằng thuốc chống nấm và có chế độ ăn không carbohydrat.

Theo tiến sĩ Looze, chúng ta thường cho rằng hội chứng đường ruột lên men là do nấm phát triển quá mức, nhưng vi khuẩn cũng có thể tạo ra ethanol. Bệnh nhân được điều trị bằng cách cấy ghép phân sẽ loại bỏ một số vi sinh vật sản xuất ethanol ra khỏi ruột.

"Việc cấy ghép phân chữa hội chứng say rượu rất nên được thử trong tương lai, nhất là trong một số trường hợp bệnh nhân không thích hợp với phương pháp điều trị chống nấm thông thường", tiến sĩ Looze nói.

Không uống mà say là có thật

TTO - Đây là trường hợp vừa được giới thiệu trong tạp chí y học: một người đàn ông Mỹ mới được chữa khỏi căn bệnh hiếm của thế giới "không uống mà say".

MINH HẢI (Theo Annals of Internal Medicine)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar