09/03/2018 15:47 GMT+7

Làm thế nào để điều trị COPD hiệu quả?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), người bệnh và người thầy thuốc rất dễ mắc phải nhiều sai lầm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Làm thế nào để điều trị COPD hiệu quả? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: independentnurse.co.uk

Trước hết, chúng la phải biết được rằng COPD là một bệnh mãn tính, trong đó tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển và không hồi phục hoàn toàn, vì vậy cho dù có điều trị hiệu quả tối ưu cũng không khỏi hoàn toàn, chỉ cải thiện đến mức tốt nhất có thể, biết được điều này người bệnh sẽ không hoang mang khi thấy bệnh không hết hẳn, từ đó họ không phải tìm nhiều bác sĩ khác thành ra đa sư hư bệnh.

Tuy nhiên, cũng nên khẳng định lại một điều, chẩn đoán xác định là một điều then chốt, vì COPD rất dễ nhầm với một số bệnh khác như: hen phế quản, viêm phế quản mãn, thẹo lao cũ co kéo làm co méo lòng phế quản, suy tim, ung thư phổi,... Để làm được điều này thầy thuốc nên cho bệnh nhân đo chức năng hô hấp, đây là một phương tiện chẩn đoán rẻ tiền; đặc biệt nó giúp ta phân loại nặng của bệnh theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Tiếp theo là phần điều trị, thường đa số bác sĩ hay lạm dụng corticoid, đây là một loại thuốc khi sử dụng đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy triệu chứng cải thiện rất tốt, vô tình nó giúp bác sĩ nâng cao uy tín, làm bệnh nhân thích nhập viện hơn vì được chích, thậm chí mỗi khi hơi mệt là đòi chích chính thuốc đó. Tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ làm cho bệnh nhân nghiện corticoid và phải đối phó với nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tiểu đường,... đặc biệt là loãng xương gây gai cột sống mà không thể nào hồi phục được...

Khi đã được chẩn đoán và phân loại COPD, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc, trong đó có thuốc dạng xịt và mỗi loại có tác dụng khác nhau, đa phần các bệnh nhân hay chê các loại thuốc điều trị kiểm soát (Symbicort, Seretide, Forair, Budesonid...) vì nó sẽ không đem lại hiệu quả tức thì như thuốc cắt cơn (Ventolin, Butoasma, Berodual,...). Hậu quả là bệnh sẽ có khuynh hướng ngày càng nặng nhanh hơn, tần suất nhập viện dày đặc hơn và thường là bệnh nhân sẽ tử vong do nhiễm trùng bệnh viện, do nằm viện nhiều lần, do nhiễm phải các loại vi khuẩn đa kháng thuốc rất khó trị.

Bên cạnh các yếu tố về thuốc, còn một yếu tố then chốt mà ít người bệnh chịu tuân thủ, đó là cai thuốc lá. Có nhiều bệnh nhân đã nhiều lần nhập viện trong năm, khó thở thường xuyên nhưng đến khi cai được thuốc lá thì kết quả điều trị rất ngoạn mục, có lúc tưởng chừng như khỏe hẳn. Đây là một giải pháp chẳng những không tốn tiền mua thuốc lá mà còn đỡ phải đối diện với các căn bệnh do thuốc lá gây ra như viêm họng, tăng huyết áp, ung thư, nhồi máu cơ tim,... đó là chưa kể những ảnh hưởng tới môi trường.

Song song với các vấn đề nêu trên, người thầy thuốc nên chú ý tới các kiểu hình của bệnh để có biện pháp phối hợp thuốc hiệu quả. Ngoài việc kiểm tra mức độ tuân thủ dùng thuốc, thầy thuốc cũng phải chú ý kiểm tra thường xuyên kỹ thuật hít thuốc để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc xịt.

Cuối cùng thầy thuốc cũng nên hướng dẫn bệnh nhân các dấu hiệu cho biết bệnh trở nặng, thuốc cần phải tăng cường điều trị, cũng như các bước xử trí tạm thời trước khi đến bệnh viện.

Nắm được yếu tố cốt lõi trên, chúng ta có thể sống chung với COPD một cách nhẹ nhàng, chất lượng cuộc sống người bệnh sẽ tốt hơn, nhà nước và gia đình sẽ giảm đi kinh phí vô cùng tốn kém cho điều trị đợt cấp không đáng có.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Thiếu niên 14 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương nặng bàn tay trái, vết thương ở vùng mắt, hàm mặt sau khi bình gas mini phát nổ.

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc

Thường xuyên mua thuốc bổ não, hỗ trợ xương khớp cho người thân tại Pharmacity, anh N.T.C. (36 tuổi, Hà Nội) bất ngờ phát hiện cả hai loại thuốc này đều được sản xuất bởi Công ty TNHH Công nghệ Herbitech - công ty vừa bị khởi tố vì sản xuất hàng giả.

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc

Phát hiện mắc ung thư từ mảng đen ở bàn chân

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ (68 tuổi) đến khám và điều trị tại bệnh viện, tổn thương là một mảng đen vùng cạnh ngoài bàn chân trái.

Phát hiện mắc ung thư từ mảng đen ở bàn chân

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar