12/08/2010 06:27 GMT+7

"Làm thầy" của lính biên phòng

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TT - Lớp học mở ngay trong đồn. Ở đó lúc nào cũng có bóng những chiếc áo lính của chiến sĩ đồn biên phòng Đắk Dang (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) và áo xanh tình nguyện của hai chiến sĩ Mùa hè xanh.

Phóng to
Bạn Trần Minh Trí hướng dẫn chiến sĩ trong đồn thực hành trên máy tính - Ảnh: Vũ Thủy

Hai “ông thầy” là sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Trần Minh Trí - khoa kinh tế và Trần Minh Đức - khoa công nghệ thông tin. Các chiến sĩ miệt mài học dưới sự chỉ dẫn của hai “chiến sĩ tình nguyện” này. Hai “thầy” cũng trú luôn trong đồn, cùng ăn, cùng ngủ với chiến sĩ.

Dạy cho lính

Phòng học nhỏ chỉ với sáu chiếc máy tính nhưng Trí và Đức luôn tất bật bởi lớp lúc nào cũng có học viên mà phần lớn trình độ vi tính chỉ ở mức “chat với bạn”. Không ít chiến sĩ còn nhỏ tuổi hơn cả cái tuổi 21 của cả hai nên bao nhiêu vốn liếng tin học của hai anh chàng đổ ra hết.

Minh Đức cho biết: “Tụi mình không phải soạn giáo án. Hễ các anh cần gì thì tụi này dạy nấy”. Hai bạn dạy từ cách tắt, mở máy cho đến soạn thảo văn bản, photoshop, chỉ cho các anh từ những cái nhỏ nhất như làm nổi chữ đầu dòng (drop cap) trong word đến cách cài phần mềm...

Trí cho biết các anh chiến sĩ học nhiệt tình lắm. Có anh sắp xuất ngũ, ngày nào cũng ráng học để đến ngày xuất ngũ kịp học hết chương trình. Đức nhớ nhất chiến sĩ Sung, người có nhiệm vụ chăn bò, nuôi vịt cho đồn biên phòng. Đức đã giúp Sung lập tài khoản email rồi hướng dẫn cách viết mail, gửi mail cho bạn bè. Chỉ việc nhỏ vậy thôi nhưng Đức rất vui vì Sung hào hứng: “Từ nay mình có thêm cách để liên lạc với bạn bè, người thân nơi biên giới xa xôi”.

Sau những buổi tuần tra biên giới, canh gác, trồng thông hay làm nhà cho dân, Phạm Văn Tuấn, anh lính trẻ 23 tuổi mới vào đồn được gần hai tháng, lại say mê với chiếc máy tính học soạn văn bản. Anh bảo lúc trước học phổ thông không được học nhiều, giờ phải tranh thủ học với các thầy để lúc ra lính còn biết thêm chút ít.

Đến các chỉ huy trong đồn cũng gọi Trí và Đức bằng thầy. “Các thầy chỉ dạy tận tình lắm. Từ hồi lên đây hai thầy cũng khỏe khoắn lên thấy rõ” - trung tá Bùi Văn Lợi, chính trị viên đồn biên phòng Đắk Dang, vui vẻ nói về hai “ông thầy” trẻ tuổi.

Sống với lính kỷ luật nghiêm ngặt nhưng Trí bảo ở trong đồn cảm thấy rất thoải mái. Thỉnh thoảng đồn có dịp liên hoan, hai bạn cùng ngồi nếm thử rượu cần của người M’Nông với chiến sĩ. Các anh thường nói vui là uống rượu với lính, cụng ly xong phải cho các anh “sờ một tí”, tức là phải bắt tay nhau.

Học làm lính

Đi Mùa hè xanh với Đức và Trí giống như một “học kỳ trong quân đội”. Là sinh viên, ăn uống và cả ngủ nghê vốn chẳng được điều độ, nhưng từ lúc lên đồn cứ đúng 5g sáng là phải dậy tập thể dục, tới giờ ăn là phải ăn, 9g30 tối phải đi ngủ.

Chẳng ai nhắc nhở nhưng buổi sáng nào hai bạn cũng dậy sớm tập thể dục như các chiến sĩ trong đồn. “Mình chỉ tập mấy động tác thông thường thôi chứ mấy ảnh múa võ, không tập theo được” - Đức cười. Rồi phải học cả cách “đi thưa về trình”. Mỗi khi đi ra ngoài đều phải xin phép, khi về đồn cũng phải báo cáo với trực ban và gác cổng.

Vào những buổi sáng mà các chiến sĩ trong đồn đều đi làm, Đức và Trí cũng đi theo phụ các anh trồng thông. Trí bảo: “Ở đây, những buổi đi trồng thông là kỷ niệm đáng nhớ nhất”. Hai bạn theo các anh đi cả giờ đường đồi dốc để vào rừng trồng thông. Nhờ những buổi trồng thông mà Trí, Đức được trò chuyện với tất cả chiến sĩ trong đồn, nghe tâm tình của người lính.

Ở đồn biên phòng, dạy tin học cho lính là một niềm vui và là kỷ niệm đáng nhớ với cả Đức và Trí. “Sang năm là năm cuối rồi chắc không đi Mùa hè xanh được nữa. Nhưng khi ra trường mình sẽ lên thăm chiến sĩ ở đồn” - Trí cười tươi rói.

Còn với Đức, anh bạn từng thi vào sĩ quan nhưng không được thì gần một tháng làm lính biên phòng cũng giúp bạn thỏa phần nào mơ ước.

Học cho công việc

Đồn biên phòng Đắk Dang (đồn 769) thành lập năm 2004, tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông. Trung tá Bùi Văn Lợi, chính trị viên đồn, cho biết khi có thông tin đội Mùa hè xanh ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức dạy tin học, lãnh đạo đồn đã liên hệ, đặt vấn đề với tỉnh đoàn và huyện đoàn bố trí hai sinh viên cùng gần chục máy vi tính về dạy trong đồn.

Theo trung tá Lợi, học tin học văn phòng là nhu cầu cần thiết của mỗi cán bộ, chiến sĩ nhằm đảm bảo công tác thông tin, báo cáo. Việc học trước hết ưu tiên cho cán bộ, sĩ quan, những người trực tiếp làm việc, sau đó mới đến chiến sĩ theo tinh thần khuyến khích học tập. Những năm trước đồn từng có vài khóa học về tin học cũng do chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh dạy.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar