16/10/2024 08:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm sao phòng ngừa tổn thương gan trong sốt xuất huyết?

Vừa qua có một trường hợp bệnh sốt xuất huyết nặng, cuối cùng tử vong do tổn thương gan nặng và suy hô hấp. Chúng ta có thể phòng ngừa tổn thương gan do bệnh sốt xuất huyết được không?

Về chuyên môn, bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra, và gan là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Có ba nguyên nhân gây tổn thương gan.

Thứ nhất, vi rút Dengue tấn công trực tiếp tế bào gan. Khi vi rút từ máu xâm nhập vào tế bào gan, nhân lên và gây tổn thương trực tiếp các tế bào này. Quá trình này làm giải phóng các enzyme gan, gây tăng men gan và viêm gan.

Thứ hai là do phản ứng miễn dịch quá mức. Khi cơ thể nhiễm vi rút Dengue, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại để tiêu diệt vi rút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng miễn dịch này lại quá mạnh, gây tổn thương chính các tế bào gan lành mạnh xung quanh.

Thứ ba, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc, dẫn đến giảm lượng máu đến nuôi sống các cơ quan, trong đó có gan. Tình trạng thiếu máu cục bộ làm cho các tế bào gan bị tổn thương và chết dần chết mòn.

Khi gan bị tổn thương, người bệnh sẽ gặp những biến chứng rất nặng như suy gan cấp làm giảm chức năng gan. 

Gan có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất, thải độc và tổng hợp protein, nhất là protein tổng hợp các yếu tố đông máu. 

Khi bị tổn thương, gan sẽ không thực hiện được các chức năng này một cách hiệu quả như nguy cơ xuất huyết do rối loạn đông máu, mà xuất huyết là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong bệnh sốt xuất huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm khả năng chống nhiễm trùng và nặng nhất là suy đa tạng, dẫn đến tử vong nhanh chóng trong vòng 7 - 10 ngày sau khi mắc bệnh.

Từ ba lý do trên, chúng ta có thể phòng ngừa tổn thương gan trong sốt xuất huyết bằng cách không cho vi rút Dengue tấn công gan, không cho phản ứng miễn dịch xảy ra quá mức và không để tình trạng xuất huyết nặng xảy ra.

Ngăn vi rút tấn công gan bằng cách không cho muỗi đốt và chích ngừa sốt xuất huyết. Ngăn muỗi đốt như diệt lăng quăng, sử dụng màn, thuốc xịt muỗi, mặc áo quần dài.

Ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM tiếp tục tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có báo cáo về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM, số trường hợp mắc bệnh tiếp tục tăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar