09/03/2014 11:49 GMT+7

Làm sao kết thúc khủng hoảng Ukraine?

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Trong một bài ý kiến đăng trên tờ Washington Post ngày 6-3, cựu ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ của thập niên 1970 và cuối chiến tranh VN - ông Henry Kissinger đã sốt ruột “cố vấn” chính giới ở Washington làm sao kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Phóng to
Người dân biểu tình phản đối chiến tranh ở trung tâm thủ đô Matxcơva ngày 7-3 - Ảnh: Reuters

Rõ ràng ông đã rất băn khoăn khi thấy các hậu duệ của ông “chỉ bàn về việc đối đầu”, buộc ông phải hỏi họ: “Thế chúng ta có biết chúng ta đang đi đâu không?”.

Và rồi, nhà ngoại giao 91 tuổi này đã phải đem kinh nghiệm dạn dày của mình ra bảo chứng cho răn đe: “Đời tôi từng chứng kiến bốn cuộc chiến tranh khởi sự trong phấn khích và sự ủng hộ của công chúng, rồi thì cả bốn cuộc chiến tranh đó chúng ta đều không biết làm sao kết thúc, và chúng ta đã phải đơn phương rút quân từ ba trong bốn cuộc chiến đó”.

Để rồi ông căn dặn: “Thử thách của một chính sách ở chỗ nó kết thúc ra sao, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào”.

"Thử thách của một chính sách ở chỗ nó kết thúc ra sao, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào"

HENRY KISSINGER

Từ những lời giáo đầu đó, Kissinger đưa ra các khuyến cáo: “Vấn đề Ukraine đã được đặt ra quá nhiều lần như một cuộc đối đầu: Ukraine gia nhập phương Đông hay phương Tây. Để cho Ukraine tồn tại và phát triển, Ukraine không thể là tiền đồn của bên này chống lại bên kia - (trái lại) Ukraine sẽ hoạt động như một cầu nối giữa hai bên”.

Một mặt ông khuyên người Nga “hãy chấp nhận rằng cứ tìm cách buộc Ukraine vào trong quỹ đạo của mình và từ đó dời chuyển đường biên giới của Nga một lần nữa, sẽ khiến Matxcơva cứ phải lặp lại cái vòng luẩn quẩn của những chu kỳ căng thẳng với châu Âu hoặc Mỹ”.

Một mặt ông khuyên “phương Tây phải hiểu rằng đối với Nga, Ukraine không bao giờ được xem chỉ như là một nước ngoài. Lịch sử Nga bắt đầu với tên gọi là “Nga gốc Kiev”... Ukraine từng là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ, và lịch sử của hai nước quyện chặt lấy nhau từ trước đó”.

Mặt khác, ông khuyên “EU phải nhìn nhận rằng chính “con rùa hành chính” của mình cũng như việc áp đặt các vấn đề chính trị nội bộ như là một yếu tố chiến lược trong đàm phán về quan hệ giữa Ukraine với châu Âu, đã góp phần biến cuộc thương thảo thành khủng hoảng”. Nhà ngoại giao được xem là lão luyện nhất nửa sau thế kỷ 20 khuyên: “Làm đối ngoại chính là nghệ thuật xác định cái gì là ưu tiên”.

Đến đây, ông nói với chính những người trong cuộc là người Ukraine vốn gồm hai bên nói tiếng Ukraine ở phía Tây (theo Công giáo) và nói tiếng Nga (theo chính thống giáo) ở phía Đông: “Bất cứ cố gắng của phe nào ở Ukraine nhằm thống trị phe kia đều sẽ có thể dẫn đến nội chiến hoặc tan rã”.

Theo ông, thật ra sự việc ở Ukraine chẳng qua chỉ là “cuộc xung đột giữa (tổng thống bị truất phế) Viktor Yanukovych và (cựu thủ tướng bị cầm tù) Yulia Tymoshenko, rằng cả hai là hiện thân của hai phe ở Ukraine, chưa từng muốn chia sẻ quyền lực”.

Rồi ông khuyên tất cả các bên lớn, nhỏ: “Xem Ukraine như là một phần của cuộc đối đầu Đông - Tây sẽ phá hoại mọi triển vọng đưa Nga và phương Tây, đặc biệt là Nga cùng châu Âu, vào trong một hệ thống hợp tác quốc tế trong nhiều thập niên”.

Ông cảnh cáo Nga rằng áp đặt một giải pháp quân sự sẽ cô lập Nga vào lúc mà nhiều mặt biên giới của Nga đang rất “mong manh”.

Ông cũng cảnh cáo phương Tây rằng “việc chửi rủa Vladimir Putin như là quỷ dữ chẳng hề là một chính sách gì cả, mà chỉ là một cái bình phong che đậy (việc mình) chẳng có một chính sách nào”.

Cuối cùng, ông khuyên nước Mỹ của ông: “Một chính sách khôn ngoan của Mỹ đối với Ukraine sẽ là tìm cách làm sao cho hai phía của đất nước này cộng tác với nhau. Chúng ta nên tìm kiếm hòa giải chứ không phải sự thống trị của mỗi một phe”.

Giờ đây, tiếng nói của Kissinger có còn được các bên lắng nghe hay không, không chỉ do hữu lý hay không mà còn do thời thế - mỗi bên đang trong thế suy hay thế vượng! Tối thứ năm 6-3 (giờ VN), có thể nghe Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk phát biểu trên CNN: “Chúng tôi không chống Nga, chúng tôi chỉ ủng hộ Ukraine thôi”. Âu cũng là một đáp ứng cho kế hoạch bốn điểm của Kissinger.

Bốn giải pháp đề xuất của Kissinger

1. Ukraine cần có quyền tự do chọn lựa liên kết kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu.

2. (ngược lại) Ukraine không nên gia nhập NATO.

3. Ukraine phải được tự do thành lập bất cứ chính phủ nào phù hợp với ý nguyện của dân chúng. Các lãnh đạo khôn ngoan của Ukraine nên chọn một chính sách hòa giải với nhau và một chính sách đối ngoại kiểu Phần Lan (chẳng theo bên nào) để vẫn giữ được độc lập, hợp tác với phương Tây mà không căng thẳng với Nga.

4. Việc Nga sáp nhập Crimea là không tương thích với trật tự thế giới ngày nay. Nga nên công nhận chủ quyền của Ukraine ở Crimea nhưng Ukraine cũng cần tăng cường tính tự trị của Crimea qua các cuộc bầu cử địa phương có quốc tế quan sát.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar