03/03/2024 15:27 GMT+7

Làm sao hạn chế rủi ro trẻ tự kỷ bị bạo hành?

Trước khi gửi trẻ tự kỷ ở một cơ sở nào, phụ huynh phải đến tham quan trực tiếp, tìm hiểu về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, chuyên môn và trình độ của đội ngũ giáo viên...

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Việt có kinh nghiệm chuyên môn, đồng hành nhiều năm với trẻ tự kỷ, tăng động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Việt có kinh nghiệm chuyên môn, đồng hành nhiều năm với trẻ tự kỷ, tăng động - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Sau vụ việc cháu bé 8 tuổi tự kỷ ở Đà Nẵng bị bảo mẫu của một cơ sở đánh đập, nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ, tăng động không biết chọn trường cho con thế nào để an tâm nhất. Tuổi Trẻ Online chia sẻ tư vấn của chuyên gia về vấn đề này.

Tìm hiểu thật kỹ trung tâm để gửi con

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Việt - Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng - cho biết khi phát hiện sự phát triển của con có những bất thường so với các trẻ khác trong cùng độ tuổi, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện tâm thần, bệnh viện phục hồi chức năng, hoặc các cơ sở lâu năm về hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt trực thuộc sở giáo dục và đào tạo để kiểm tra.

Sau khi thăm khám, tùy mức độ, có thể đăng ký cho con học giáo dục cá nhân tại các bệnh viện hoặc các trung tâm.

Hiện nay, bác sĩ, giáo viên, những người từng học phục hồi chức năng hay công tác xã hội về tâm lý, thậm chí cả phụ huynh… đều có thể mở trung tâm can thiệp, giáo dục trẻ đặc biệt sau khi hoàn thành lớp chứng chỉ ngắn ngày và có chứng nhận.

Theo ông Việt, đa phần các trung tâm này không trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, mà ở dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc trực thuộc các hội, sở khác.

"Khi đã quyết định gửi con ở một cơ sở nào, phụ huynh trước hết phải đến tham quan trực tiếp, tìm hiểu về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, chuyên môn và trình độ của đội ngũ giáo viên và các giấy tờ pháp nhân…

Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi gửi trẻ tự kỷ, tăng động cho bất kỳ trung tâm nào, kể cả công lập hay tư thục", thạc sĩ Việt khuyến cáo.

Trẻ đặc biệt học âm nhạc tại Trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Trẻ đặc biệt học âm nhạc tại Trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Làm sao hạn chế rủi ro trẻ tự kỷ bị bạo hành?

Bà Đỗ Thị Đỗ Quyên - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng - cho hay trình độ chuyên môn của giáo viên giáo dục trẻ đặc biệt là điều kiện quan trọng nhất, để đảm bảo hạn chế tối đa các vụ việc đáng tiếc liên quan bạo hành trẻ tự kỷ, tăng động.

Một giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ không nhận định việc trẻ có những hành động khác thường là "trẻ hư", để dẫn đến hành động đánh đập trẻ như sự việc đáng tiếc vừa qua.

"Khi được đào tạo đúng chuyên môn, người đứng lớp sẽ nhận định những biểu hiện khác thường của trẻ tự kỷ, tăng động là điều đặc biệt, có phương pháp giáo dục đúng đắn", bà Quyên nói.

Bà Quyên cho hay khi con được xác định mắc chứng tự kỷ, tăng động, phụ huynh có thể chọn gửi con học ở các trường hay cơ sở có đầy đủ giấy tờ cấp phép hoạt động chăm sóc, giáo dục chuyên biệt và đội ngũ giáo viên có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.

Cô giáo kéo tóc, đánh đập trẻ tự kỷ là cô thực tập; cơ sở không có giấy phép

Cơ sở Cầu Vồng (Đà Nẵng) nơi bị phụ huynh tố bạo hành trẻ tự kỷ hoạt động gần một năm qua không có giấy phép, cô giáo đánh đập trẻ là cô thực tập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar