21/09/2020 09:55 GMT+7

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt?

MINH TỰ ghi
MINH TỰ ghi

TTO - Chiếc nón lá hiện đang vắng dần trong đời sống thường nhật. Nhưng chiếc nón không chỉ là vật dụng để che đầu, mà hơn thế, còn là biểu tượng của văn hóa Việt. Vậy làm sao để nón lá có thể sống lâu bền trong đời sống và tâm thức người Việt?

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt? - Ảnh 1.

Một tác phẩm sắp đặt bằng nón lá trên biển Lăng Cô (Huế) - Ảnh: VĂN THANH

Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các chuyên gia.

* Nhà nghiên cứu Trịnh Bách:

Chiếc nón luôn tạo ra sự kiện thời trang

Ở thời của cha ông chúng ta ngày xưa, khi người Việt sống đằm sâu trong văn hóa Việt, các loại nón lá như nón cổ châu, nón sơn, nón quang… rất đẹp đẽ, huy hoàng. Còn từ khi người Việt bắt đầu "Âu hóa", những gì còn rơi rớt lại của chiếc nón lá chỉ còn là một phụ trang, được làm ra một cách đơn sơ, có thể nói là rẻ tiền.

Hiện nay ở các miền thôn quê trong cả nước, chiếc nón lá vẫn là vật đội đầu tiện dụng và phổ thông nhất.

Còn về thời trang, nón lá không thể hợp với Âu phục được. Hai phong cách thời trang quá cách biệt. Nhưng nếu một người, nam hay nữ, mặc áo dài đúng cách mà đội thêm chiếc nón vào có thể sẽ là một sự kiện thời trang, nhất là nếu người đó là một nhân vật nổi tiếng.

Hay nếu một nhân vật Âu - Mỹ nổi tiếng mà mặc bộ đồ soirée nữ hay veston nam mà đội nón lá, dù có thể là khó nhìn, cũng trở thành một sự kiện thời trang.

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt? - Ảnh 2.

Nón lá trên sàn diễn thời trang tại Huế - Ảnh: PHẠM VĂN TÝ

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt? - Ảnh 3.

Du khách rất thích thú với chiếc nón Huế - Ảnh: PHẠM VĂN TÝ

* TS Trần Đình Hằng (phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật VN tại Huế):

Nón hóa thân trong nghệ thuật đương đại

Trang phục nói chung, và các trang phục che đội nói riêng, là chủ đề hấp dẫn khi tìm hiểu các vùng văn hóa, bởi tùy điều kiện địa lý tự nhiên, đặc tính văn hóa mà con người thể hiện những sắc thái che đội đặc thù.

Trong đó, nón lá là hình thái trang phục phổ biến, nhất là ở xứ sở nhiệt đới ẩm, con người đã biết chọn lựa thích ứng những chất liệu từ tự nhiên để làm nên trang phục che đội, cộng thêm chức năng trang sức cùng nhiều giá trị, định chế xã hội tương ứng.

Khi nhu cầu che đội bằng nón không còn phổ biến thì việc duy trì, phát triển nghề nón lá gặp nhiều khó khăn.

Thế nhưng, với nón Huế chẳng hạn, giá trị biểu tượng của xứ sở này đã thổi hồn cho nón lá trở thành món quà lưu niệm, kỷ vật chất chứa hình bóng và tình yêu quê hương, đã vượt lên chức năng sử dụng thông thường.

Gắn liền xu hướng tìm về cội nguồn, về với thiên nhiên, nón lá hội đủ chức năng che đội - trang điểm - trang phục, nhất là đối với người phụ nữ cũng như trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, sẽ được thổi thêm sức sống.

Thêm vào đó, nón lá lại càng có thêm khả năng đặc biệt để hóa thân trong đời sống nghệ thuật đương đại, gắn liền với trang trí, thiết kế cảnh quan nội ngoại thất, lễ nghi khánh tiết, sân khấu...

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt? - Ảnh 4.

Tôn vinh chiếc nón và nghề nón tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2005 - Ảnh: TRƯƠNG VỮNG

Làm sao để chiếc nón lá Việt sống mãi với người Việt? - Ảnh 5.

Áo dài và nón lá tại Lễ hội áo dài, Huế - 2017 - Ảnh: MINH TỰ

Sự biến đổi tất yếu

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng, chiếc nón lá đẹp, phù hợp với người phụ nữ Việt, nhưng nón lá dần biến mất khỏi đời sống hiện đại là dễ hiểu: thoạt tiên là do thay đổi tốc độ giao thông, sau đó do sự thay đổi của trang phục, thân phận phụ nữ.

Phụ nữ xưa chỉ làm nội trợ; trừ nữ nông thôn gồng gánh, phụ nữ đi lại thong thả, duyên dáng, nón lá góp phần làm đẹp thêm nét duyên dáng ấy.

Nay phụ nữ làm mọi việc như đàn ông, cũng cần nhanh và gọn gàng hơn. "Phục trang luôn thay đổi theo thời gian, theo sự đổi thay của thân phận, chức phận, công việc, quan niệm của người mang trang phục, cuối cùng mới là thẩm mỹ" - ông Thượng phân tích. (THIÊN ĐIỂU)

Thăng trầm chiếc nón Việt

TTO - Nón lá cùng áo dài đã tạo thành bộ trang phục biểu trưng của người Việt. Áo dài nam nơi công sở vừa thử nghiệm ở Huế vẫn còn gặp trắc trở, nhưng áo dài lâu nay đã thăng hoa ở vị trí đầu bảng thời trang Việt. Còn chiếc nón Việt ở đâu bây giờ?

MINH TỰ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar