12/10/2024 10:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm sao để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng chức trách?

Ban đại diện cha mẹ học sinh không thể thiếu trong nhà trường mầm non và phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, làm sao để họ làm tốt, làm đúng với chức trách của mình?

Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho ai? Kỳ cuối: Làm sao để hoạt động đúng chức trách? - Ảnh 1.

Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM đến trường từ 5h sáng để giám sát bữa ăn bán trú của học sinh, từ khâu tiếp phẩm đến quá trình chế biến thức ăn và tổ chức cho học sinh ăn trưa - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh là rất cần thiết, không thể thiếu trong các nhà trường hiện nay.

Đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thu - chi. Nếu các nhà trường làm theo đúng các văn bản này thì sẽ không có chuyện lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Nhà trường phải định hướng

"Trên thực tế, ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều trường, nhiều lớp đã và đang thực hiện rất tốt công tác phối hợp với nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh.

Họ là những người nhiệt tình, trách nhiệm. Họ không chỉ đóng góp về vật chất mà còn dành thời gian, công sức, trí tuệ đồng hành với các hoạt động giáo dục học sinh, góp phần hỗ trợ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ" - ông Quốc nói.

Ông Quốc cũng thừa nhận: "Tuy nhiên cũng có một số ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện thu - chi không đúng quy định, gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội. Về vấn đề này, ban giám hiệu các nhà trường cần lưu ý, đẩy mạnh việc tuyên truyền để mỗi cha mẹ học sinh đều hiểu rõ, hiểu đúng về vai trò và nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thu - chi. Nếu các nhà trường làm theo đúng các văn bản này sẽ không có chuyện lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu".

Theo ông Quốc: Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh đã quy định rõ về nhiệm vụ, về kinh phí hoạt động cũng như việc quản lý, sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Trong đó, cần nhắc lại là ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh như:

Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh phụ thuộc vào ban giám hiệu

"Nhiều người cho rằng nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường vì không cần thiết, vì họ là ban thu tiền, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng…Tôi thì cho rằng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh mà những sai phạm của ban đại diện cha mẹ học sinh phải có sự liên đới trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trường" - thầy N.H.D., giáo viên môn toán đã có kinh nghiệm 20 năm làm công tác chủ nhiệm ở TP.HCM, cho biết.

Thầy D. cho biết đã giảng dạy ở ba trường trung học khác nhau, đã từng làm việc với ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc nhiều thành phần, tính cách khác nhau. Một điểm chung là đa số ban đại diện cha mẹ học sinh đều mong muốn làm được những điều tốt nhất cho con em của mình.

Thế nhưng ban đại diện cha mẹ học sinh có làm đúng với chức trách của mình hay không phụ thuộc vào ban giám hiệu các trường. Có trường khi ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị thì gật đầu ngay, mời họ vào giám sát bữa ăn bán trú. Nhưng cũng có trường, khi ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị thì hiệu trưởng tìm mọi cách gây khó dễ khiến họ nản chí.

Sau những trải nghiệm trên, thầy D. đúc kết: "Không có phụ huynh nào được đào tạo ra để làm ban đại diện cha mẹ học sinh. Vì vậy, ban giám hiệu trường nào cởi mở, thân thiện, làm việc lấy lợi ích của học sinh lên làm đầu thì ban đại diện cha mẹ học sinh trường đó không có điều tiếng gì, hoạt động rất hiệu quả và ngược lại".

Tương tự, chị Th.D. - phụ huynh có con học lớp 8 ở một trường THCS trên địa bàn quận Tân Bình - kể: "Hồi con tôi học tiểu học, tôi đã từng làm ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng vì ban giám hiệu trường không chịu lắng nghe phụ huynh để cải thiện những điều chưa tốt mà suốt ngày yêu cầu chúng tôi vận động phụ huynh để sửa cái này, mua sắm cái nọ.

Mà việc mua sắm cũng rất buồn cười, tiền của chúng tôi nhưng phải chọn nhà cung cấp quen biết với cô hiệu trưởng. Tôi tự thấy nếu cứ tiếp tục như thế thì không ổn, nản quá tôi rút tên, không làm ban đại diện cha mẹ học sinh nữa".

Chị Th. chia sẻ thêm khi con lên THCS thì ban giám hiệu trường này lại rất khác. Đầu năm học 2024-2025, suất ăn bán trú ở trường của con chị Th. quá ít chất đạm, các con than rằng ăn không no, đồ ăn không ngon.

"Chúng tôi phản ảnh lên ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Ngay hôm sau, họ xin ban giám hiệu nhà trường vào giám sát bữa ăn bán trú của học sinh. Ban làm việc với trường và tự đi tìm hiểu về cơ sở cung cấp suất ăn cho học sinh; đến tận nơi chế biến thức ăn, chụp hình, quay clip…; liên hệ với cơ quan chức năng để xác định xem cơ sở này có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Nói chung, họ làm rất nhanh và chỉ vài ngày sau trường của con tôi đã phải thay đổi cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp khác. Và khi đã thay đổi rồi thì ban đại diện cha mẹ học sinh trường vẫn phân công người hằng ngày vào trường buổi trưa xem học sinh ăn uống như thế nào, chất lượng bữa ăn có được cải thiện không.

Tôi kể như thế để thấy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh quan trọng như thế nào" - chị Th. nói thêm.

Không nhập nhằng trong huy động kinh phí

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu ban giám hiệu các nhà trường cần sát sao hơn với hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

"Không thể nhập nhằng trong việc huy động kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh với việc huy động phụ huynh tài trợ cho giáo dục.

Hơn thế nữa, cần hiểu rằng ban đại diện cha mẹ học sinh là những người tâm huyết, có mong muốn đóng góp cho giáo dục nhưng hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh cần sự định hướng và hỗ trợ từ nhà trường, trên cơ sở là làm những điều tốt nhất cho học sinh nhưng phải đúng quy định" - ông Quốc nói.

Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các nước hoạt động mạnh mẽ, vì sao?

Nhiều quốc gia có những hội phụ huynh với mức độ tham gia và vai trò khác nhau của phụ huynh trong các hoạt động trường học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar