14/03/2023 19:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm rõ vụ tung tin giả Tuổi Trẻ Online trên Facebook

Tài khoản Facebook tên Hải Cá Tra đã đăng ảnh chụp giao diện Tuổi Trẻ Online kèm bản tin giả với nội dung sai trái. Tin giả trên thu hút nhiều bình luận tiêu cực, xuyên tạc.

Làm rõ vụ tung tin giả Tuổi Trẻ Online trên Facebook - Ảnh 1.

Nhóm trên Facebook CLB Uber Sài Gòn, nơi xuất hiện ảnh chụp giao diện bản tin giả Tuổi Trẻ Online với nội dung xuyên tạc - Ảnh: MINH HÒA

Ngày 14-3, Báo Tuổi Trẻ đã chuyển hình ảnh, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đăng tin giả của tài khoản Facebook tên "Hải cá tra" đăng trên nhóm trên Facebook CLB Uber Sài Gòn (có hơn 87.000 thành viên) sang Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM để xác minh, xử lý.

Tin bịa đặt 

Tin bịa đặt

Cụ thể, chủ tài khoản Hải Cá Tra đăng ảnh chụp giao diện Tuổi Trẻ Online với bản tin giả tiêu đề: "Đề nghị phạt tiền thật nặng những cá nhân không mặc quần lót hay áo ngực nơi công cộng". 

Kèm theo đó là một đoạn nội dung sai sự thật về việc đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt mức tối đa 10 triệu đồng đối với cá nhân không mặc quần lót hay áo ngực nơi công cộng...

Hình ảnh và nội dung bản tin giả trên thu hút rất nhiều bình luận tiêu cực, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, uy tín của cơ quan chức năng.

Đáng nói, nội dung sai trái trên còn được dẫn/đăng tải lại trên một số nhóm mạng xã hội khác.

Tuổi Trẻ Online khẳng định ảnh chụp giao diện Tuổi Trẻ Online kèm bản tin giả như trên là hoàn toàn sai sự thật. Hành vi của chủ tài khoản đăng tải lên nhóm trên Facebook CLB Uber Sài Gòn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Báo Tuổi Trẻ đã chuyển hình ảnh, tài liệu chứng minh về việc đăng tải nội dung giả tạo, xuyên tạc trên đến Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM để xác minh, xử lý.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng cả nước đã xử phạt rất nhiều trường hợp tung tin thất thiệt, truyền/dẫn các thông tin hình ảnh có nội dung xuyên tạc, tiêu cực, vi phạm thuần phong, mỹ tục... trên mạng xã hội.

Thậm chí đã có nhiều trường hợp bị xử lý về tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

'Bí quyết' nhận ra tin giả, tin sai sự thật trên mạng

"Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai xây dựng và chính thức công bố hôm nay, 27-12.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Thông tin thiếu tá Võ Thành Phương, phó trưởng Công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi, giấu xe gần 6 tháng gây xôn xao.

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar