26/04/2020 09:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại

LAN ANH - HOÀNG LỘC
LAN ANH - HOÀNG LỘC

TTO - Với 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh lại có kết quả xét nghiệm dương tính lại, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Phạm Ngọc Thạch lý giải đó có thể là xác virus và khi xét nghiệm gen phát hiện được nhưng không chứng tỏ virus đó còn hoạt động.

Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại - Ảnh 1.

Bệnh nhân số 237 Dương Văn B. (đi đầu tiên) khi rời khu điều trị đến điểm công bố ra viện hôm 7-4. Sau đó ông B. đã có thêm 14 ngày cách ly tại bệnh viện và mới dương tính trở lại - Ảnh: VIỆT DŨNG

Hôm qua 25-4, Bộ Y tế công bố 5 ca bệnh COVID-19 đã khỏi bệnh, thậm chí đã cách ly thêm 14 ngày sau khi khỏi bệnh theo đúng quy định, nhưng sau khi rời bệnh viện lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại.

Dương tính trở lại thì virus cũng yếu

Phát biểu sáng 25-4 tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết có thể những người bệnh này chưa khỏi bệnh hoàn toàn, quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Thứ 2, ông Long cho rằng bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng quá trình đào thải virus ở dạng bất hoạt (xác virus) chưa hoàn tất. Thứ 3, đó có thể là hiện tượng "người lành mang trùng", cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể có thể khống chế và tiêu diệt virus.

Ông Long cho biết các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng nay dương tính trở lại sẽ giao cho 2 labo đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur TP.HCM nuôi cấy, nếu virus đó sống chứng tỏ bệnh nhân chưa khỏi bệnh, từ đó sớm có câu trả lời một cách khoa học.

Trước đó, khi xuất hiện 3 trường hợp dương tính trở lại, có chuyên gia cho rằng kết quả xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào thời điểm, vị trí lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu... Gần đây do que lấy mẫu có thời điểm cạn kiệt, loại que mới cứng và khó lấy mẫu được như que chuyên dụng, có thể cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Với 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Phạm Ngọc Thạch lý giải đó có thể là xác virus và khi xét nghiệm gen phát hiện được nhưng không chứng tỏ virus đó còn hoạt động. 

Còn ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho rằng những trường hợp như vậy nếu có virus thì virus rất yếu, không có nguy cơ làm lây lan bệnh.

Xét nghiệm lại 47 bệnh nhân xuất viện

Khác với nhiều tỉnh thành khác, TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc thực hiện một quy trình "kép" để sàng lọc triệt để nguồn bệnh. Theo đó, ngoài việc cách ly tại nhà 14 ngày sau khi xuất viện hoặc cách ly tập trung, các trường hợp do TP.HCM quản lý còn được xét nghiệm ngày thứ 5 và ngày thứ 14 để loại trừ nguy cơ nêu trên.

Đến thời điểm hiện tại (25-4), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết vẫn đang tiến hành theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm 47 trường hợp bệnh nhân xuất viện sau điều trị COVID-19. Trong đó có 37 trường hợp âm tính, 4 đang đợi kết quả và 6 đợi ngày xét nghiệm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá "quy trình kép" phòng ngừa sự phát tán COVID-19 mà TP.HCM đang triển khai là rất tốt cho việc cách ly cộng đồng. Tuy vậy nếu xét nghiệm thêm cho tất cả các bệnh nhân là vấn đề không dễ, bởi chỉ có thể thực hiện được với các cơ sở có tiềm năng như TP.HCM. Đến nay, Bộ Y tế chưa khuyến cáo thực hiện chung cho cả nước.

Theo ông Sơn, hiện nay vấn đề quan trọng đối với tất cả các xét nghiệm để sàng lọc, xác định ca nhiễm COVID-19 đều phải sử dụng xét nghiệm bằng hệ thống máy RT-PCR (xét nghiệm tìm kháng nguyên). 

Riêng xét nghiệm sàng lọc sử dụng test kháng thể chưa được khuyến cáo và có thể sau này sẽ được nghiên cứu sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh, hoặc các nhân viên y tế - vốn đã có kháng thể và gần như có yếu tố bảo vệ đối với con virus này.

"Xu hướng tương lai Bộ Y tế sẽ khuyến cáo vấn đề sử dụng các test kháng thể để xác định đáp ứng đối với cả người bệnh đã bị nhiễm COVID-19. Nếu có được kháng thể này thì có thể hoàn toàn yên tâm người bệnh có thể ra cộng đồng mà không lây nhiễm" - Thứ trưởng Sơn phân tích.

Không ghi nhận bệnh nhân mới

Ngày 25-4, Bộ Y tế thông báo Việt Nam không ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19 mới, số bệnh nhân đang dừng ở 270 người. Hiện Việt Nam đang ở vị trí 124/212 quốc gia và vùng lãnh thổ về số mắc COVID-19. Hiện đã có 225 bệnh nhân khỏi bệnh.

Hai ca COVID-19 từng xét nghiệm âm tính rồi dương tính được công bố khỏi bệnh

TTO - Hai bệnh nhân COVID-19 thứ 52 và 149 vừa được công bố khỏi bệnh sau thời gian điều trị. Đây là hai ca bệnh gây chú ý khi họ liên tục có kết quả âm tính rồi lại dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

LAN ANH - HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử; Người dân TP.HCM ăn quá mặn; Thêm một cổ phiếu bị buộc rời khỏi sàn chứng khoán...

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Liên quan quảng cáo Nestlé Milo 'được thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia', Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm.

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu

Hàng trăm bệnh nhân ung thư Việt Nam đã được tiếp cận với những loại thuốc thế hệ mới, rất mắc tiền nhưng được miễn phí.

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar