25/10/2014 08:01 GMT+7

​Làm rõ cơ chế bảo vệ người mua nhà

LÊ KIÊN  - V.V.THÀNH
LÊ KIÊN - V.V.THÀNH

TT - Có tình trạng người dân góp tiền mua nhà, chủ đầu tư lấy tiền đó làm việc khác khiến người dân chờ đợi mòn mỏi rất đau khổ.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội): “Tôi đề nghị chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức về vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn thôi, chứ về nơi thuận lợi rồi thì tại sao phải tạo điều kiện thêm nữa” 
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Quy định về các hành vi bị cấm trong dự thảo Luật còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe các chủ đầu tư “đại lừa”, do vậy cần quy định mạnh mẽ hơn - Ảnh: Hoàng Nam

Chiều 24-10, trong phiên làm việc của Quốc hội về dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), vấn đề các đại biểu tập trung đề nghị ban soạn thảo làm rõ là cơ chế, chính sách bảo vệ người mua nhà.

Ðại biểu Ðỗ Văn Ðương (TP.HCM) nói lâu nay ở các địa phương có hàng nghìn hecta đất để hoang hóa, trong khi đây là những diện tích đất để phát triển nhà ở và chủ đầu tư đã thu tiền của người mua nhà.

“Qua bao nhiêu năm vẫn chỉ là bãi cỏ hoang không có nhà. Những chủ đầu tư đó cũng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Như vậy là lừa người dân và lừa cả Nhà nước, có thể nói là đại lừa. Giải quyết tình trạng này như thế nào?” - ông Ðương bày tỏ sự bức xúc.

Chưa đủ sức răn đe chủ đầu tư “đại lừa”

Ông Ðương cho rằng quy định về các hành vi bị cấm trong dự thảo luật còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe các chủ đầu tư “đại lừa”, do vậy cần quy định mạnh mẽ hơn.

Cụ thể như quy định rõ các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong kinh doanh bất động sản, trong đó có hành vi huy động, chiếm dụng vốn trái phép

Ðại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cũng phản ảnh tình trạng người dân góp tiền mua nhà, chủ đầu tư lấy tiền đó làm việc khác khiến người dân chờ đợi mòn mỏi rất đau khổ.

Ông Lịch phân tích dự thảo luật nặng về quy định phần trăm số tiền góp vốn mua nhà, trong khi đây là cơ chế thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách, lẽ ra luật nên có những điều khoản chặt chẽ để bảo vệ vốn góp của người mua nhà.

Ông Lịch hiến kế: “Cần có quy định bắt buộc tiền góp mua nhà phải được ký gửi tại một ngân hàng nhất định, tiền ký gửi này chỉ được giải ngân để thực hiện công trình, cấm sử dụng mục đích khác. Ðồng thời người góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng và chủ đầu tư thông báo tình hình tài khoản ký gửi đó”.

Ðể nâng cao năng lực của chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, ông Phạm Huy Hùng (nguyên chủ tịch HÐQT Ngân hàng Vietinbank) cho rằng cần nâng cao điều kiện vốn pháp định của doanh nghiệp.

“Dự thảo luật quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là 20 tỉ đồng. Tôi chưa nhất trí. Cái vốn này nói lên năng lực của chủ đầu tư như thế nào. Dự án hàng nghìn mét vuông mà ông chỉ có 20 tỉ thì không đáng kể” - ông Hùng nói.

Trước đó, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết có ý kiến đề nghị mức vốn pháp định tối thiểu là 50 tỉ đồng, một số ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng thời kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định mức vốn pháp định tối thiểu 50 tỉ đồng là quá cao so với mặt bằng vốn chung của các doanh nghiệp đang hoạt động.

Người nước ngoài được sở hữu 30% căn hộ chung cư

Trong khi đó, dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) được trình Quốc hội thảo luận sáng 24-10 cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN nhưng không được mua quá 30% số lượng căn hộ trong một chung cư.

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với quy định cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở nhưng cho rằng quy định “cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN” là có quyền mua nhà thì quá rộng.

Ủng hộ quan điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại VN bởi như vậy là phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, nhưng đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) băn khoăn:

"Đối tượng quá rộng, không tính đến thời gian nhập cảnh, mục đích nhập cảnh, tức là vào VN đi du lịch cũng được mua nhà. Nếu dễ dãi quá thì dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường” - ông Minh nói.

Ông Minh và nhiều ý kiến khác đề nghị nghiên cứu để quy định rõ đối tượng được quyền sở hữu nhà gắn với mục đích, thời gian nhập cảnh vào VN.

Ðại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đồng ý giới hạn điều kiện mua nhà của người nước ngoài về số lượng, vị trí nhưng đề nghị không nên hạn chế các quyền khác, ví dụ như quyền cho thuê lại.

Quá nhiều đối tượng có nhà công vụ

Theo quy định của dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) thì gần như tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều thuộc đối tượng được thụ hưởng nhà ở công vụ. Ða số đại biểu Quốc hội cho rằng quy định như vậy là quá rộng và không đảm bảo tính khả thi.

Theo đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), ngoài lãnh đạo Ðảng, Nhà nước cần phải đảm bảo an ninh thì nhà công vụ chỉ phục vụ cán bộ luân chuyển đến vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

Ví dụ dự thảo luật quy định đối tượng được thuê nhà ở công vụ là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác.

"Quy định như vậy rất rộng, vì từ nơi khó khăn về trung tâm cũng là theo yêu cầu công tác. Tôi đề nghị chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức về vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn thôi, chứ về nơi thuận lợi rồi thì tại sao phải tạo điều kiện thêm nữa” - ông Hà bày tỏ.

Ðại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng cần thu hẹp đối tượng hưởng chính sách nhà ở công vụ để đưa họ tiếp cận nhà ở xã hội. Chỉ nên quy định đối tượng được hưởng nhà công vụ là lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước trong thời gian đảm nhận chức vụ.

Các đối tượng thực thi công vụ khác chỉ hưởng chính sách nhà ở công vụ khi họ luân chuyển về công tác tại vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Còn đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị: Chính sách phát triển nhà công vụ phải đảm bảo công khai, minh bạch, quyền giám sát của Quốc hội, HÐND. Khi sử dụng ngân sách, quỹ đất xây dựng nhà công vụ phải báo cáo Quốc hội (ở trung ương) và HÐND (ở địa phương).

Ở trung ương chỉ nên xây dựng nhà công vụ cho đối tượng từ bộ trưởng trở lên. Tại địa phương, những nơi chưa có nhà ở thương mại mới xây nhà công vụ, còn nơi có nhà ở thương mại rồi thì hỗ trợ nhà ở bằng tiền hoặc qua chế độ lương.

Cứ nhập cảnh là được mua nhà

Theo dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại VN theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại VN;

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN.

Các đối tượng thuộc mục b, c được sở hữu nhà với điều kiện chỉ được mua, thuê mua và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua và sở hữu không quá 250 căn nhà.

LÊ KIÊN - V.V.THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar