19/04/2018 17:08 GMT+7

“Làm mới” lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi theo hướng sạch, hữu cơ

CHÍ QUỐC
CHÍ QUỐC

Lúa Tài nguyên - giống lúa mùa đặc trưng của Bạc Liêu sẽ được “làm mới” theo hướng sạch, hữu cơ, có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

“Làm mới” lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi theo hướng sạch, hữu cơ - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa Tài nguyên tại huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Ngọc Hân

Hội thảo "Phát triển sản phẩm lúa Tài nguyên an toàn ứng dụng phân hữu cơ sinh học" vừa được Sở Khoa học - công nghệ Bạc Liêu, UBND huyện Vĩnh Lợi và Công ty cổ phần Trương Việt đã đặt ra mục tiêu lớn cho sản phẩm được xem là "của quý" của Bạc Liêu.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi - nơi có diện tích trồng lúa đặc sản Tài nguyên lên đến 9.000ha, chiếm hơn một nửa diện tích sản xuất lúa của huyện, giống lúa này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2010, nhưng đến nay chưa phát huy được nhãn hiệu tập thể, sức tiêu thụ không ổn định do thiếu tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, giá lúa cũng chưa duy trì ở mức cao.

Một số nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra như: thiếu quy hoạch chung cho vùng trồng lúa Tài nguyên đặc sản có chất lượng cao, an toàn để tiến tới công nhận chỉ dẫn địa lý; người sản xuất lúa sử dụng phân bón, thuốc cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đặc biệt là thuốc có hoạt chất Paclobutrazol để điều hòa sinh trưởng) ngày càng tăng đã làm giảm chất lượng

lúa Tài nguyên, không đồng nhất về độ dẻo, thơm và đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ dư lượng hóa chất trong sản phẩm gạo, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng...

TS Nguyễn Đăng Nghĩa (chuyên gia nông nghiệp), cho rằng đúng là trong khoảng 5 - 6 năm nay gạo Tài nguyên không được người dân tiêu thụ nhiều vì cứng. Không chỉ giống lúa Tài nguyên, một số giống lúa mùa ở miền Nam vốn rất ngon nhưng việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã làm thoái hóa giống.

Ông Nghĩa nói: "Hiện cái buồn nhất của VN là chất lượng lúa gạo thua trên sân nhà. Tại TP.HCM - một thị trường 10 triệu dân mà người tiêu dùng phải mua gạo Thái Lan, Campuchia với giá cao. Mà sản xuất đạt an toàn, ngon thì giá mới cao được".

"Làm sao Vĩnh Lợi sản xuất lúa Tài nguyên có thương hiệu để người tiêu dùng ở TP.HCM không chỉ biết đến lúa Tài nguyên mà phải là Tài nguyên Vĩnh Lợi. Ta có lợi thế là có danh hiệu tập thể rồi, cần đi đến bước chỉ dẫn địa lý nữa. Gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi sản xuất theo hướng hữu cơ thì đầu ra sẽ dễ dàng hơn", TS Nghĩa gợi ý.

Ông Huỳnh Văn Quậy, chủ tịch Hội sản xuất gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi, cho rằng cơ quan chức năng nên phục tráng giống Tài nguyên để thương hiệu này có tiếng bởi bản chất gạo này là ngon, mềm, dẻo chứ không cứng do thoái hóa và bị pha trộn với lúa khác trong quá trình kinh doanh. Theo ông Quậy, nếu sản xuất sạch thì chính quyền phải quy hoạch cánh đồng mẫu lớn để người dân hợp tác và phải có sự hướng dẫn của cơ quan liên quan. "Khi có lúa sạch thì giá mới cao hơn giá thị trường bây giờ", ông Quậy đề xuất.

Ông Huỳnh Văn Thanh, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết Chính phủ đã có định hướng chuyển dần từ sản xuất phân hóa học sang phân hữu cơ, từng bước hình thành vùng nguyên liệu sản xuất an toàn và Bạc Liêu không thể đứng ngoài cuộc nên Tỉnh ủy cũng đã có định hướng chung đưa vào nghị quyết là tỉnh sẽ có từ 8.000 đến 10.000 ha lúa sản xuất sử dụng phân hữu cơ.

Định hướng trên sẽ từng bước lấy lại cân bằng hệ sinh thái, từ đó giảm được sâu bệnh, sức khỏe người dân, trong đó có người sản xuất sẽ được đảm bảo.

Bà Lê Thị Tuyết Hoa, giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Trương Việt, cho biết một số mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ của công ty này vừa triển khai tại các huyện Tân Hiệp, Kiên Lương, Hòn Đất và An Biên (Kiên Giang) cho thấy năng suất lúa tương đương với trồng lúa dùng phân vô cơ, mức độ sâu bệnh giảm nhiều hơn, chi phí sản xuất vì thế cũng giảm hơn (do giảm số tiền mua thuốc bảo vệ thực vật để phun).

"Dùng phân hữu cơ thì giai đoạn đầu lúa phát triển chậm hơn so với dùng phân vô cơ, nhưng đòng đòng giữ khỏe, nên năng suất vẫn bình thường", bà Hoa khẳng định.

CHÍ QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar