06/04/2018 19:25 GMT+7

Làm gì khi con cộc cằn, thô lỗ?

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý)
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý)

TTO - Hầu hết cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng và băn khoăn khi chứng kiến những lời nói, hành vi ứng xử thô lỗ, cộc cằn của đứa con yêu.

Làm gì khi con cộc cằn, thô lỗ? - Ảnh 1.

Khi trẻ có những lời nói và hành vi lỗ mãng xúc phạm người khác, hãy gọi trẻ đến trao đổi thẳng thắn - Tranh: LAP

Dưới góc độ tâm lý, những phản ứng tiêu cực như nói năng vô lễ với người lớn là hành vi khá thường gặp ở trẻ, nhất là khi trẻ gặp phải những điều căng thẳng, bức xúc nhưng vì non nớt nên chưa biết cư xử sao cho hợp lý. 

Trong gia đình, cha mẹ là người gần gũi, quan tâm đến mọi mặt đời sống của trẻ. Do đó, trẻ cũng được sống thật nhất với những cung bậc tình cảm của mình. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ phải cố chịu đựng hành vi thô lỗ của con, bởi điều đó sẽ cản trở việc thiết lập các mối quan hệ bạn bè của trẻ. 

Nếu cha mẹ không giúp con nhận thức và kiểm soát kịp thời, chính trẻ là người bị tổn thương nhiều nhất vì không ai dám đến gần một người quá cộc cằn.

Luôn nghiêm khắc và dứt khoát

Khi trẻ có những lời nói và hành vi lỗ mãng xúc phạm người khác, hãy gọi trẻ đến trao đổi thẳng thắn, yêu cầu trẻ đứng đối diện với mình, giải thích cho trẻ hiểu hành vi dễ nổi nóng, hay la lối trong ứng xử và nói hỗn hào sẽ khiến cho người khác buồn lòng. 

Luôn nhắc nhở để trẻ hiểu "không ai muốn nghe những lời chói tai". Sau đó, bình tĩnh mà nghiêm khắc nói với trẻ rằng: "Cách con phản ứng vừa rồi là hành vi thiếu lễ độ, bất kỳ ai chứng kiến đều rất bực bội và thất vọng. Nếu con còn tiếp tục cách ứng xử thô thiển đó, mọi người sẽ xa lánh con!"

Dạy trẻ hiểu rằng trong cuộc sống phải biết tôn trọng mọi người

Trước hết, bản thân cha mẹ cũng phải luôn tôn trọng trẻ, không dùng cách nói năng mỉa mai, coi nhẹ hay khinh thường trẻ. Nên nhớ rằng là con người ai cũng có lúc nóng nảy, bức xúc. Trẻ em cũng vậy, nhất là khi khả năng kiềm chế bản thân của chúng còn non nớt. 

Đặc biệt, trẻ rất dễ phản ứng thô bạo, nói xấc xược khi chúng cảm thấy ức chế, thất vọng. Cảm xúc này sẽ trôi qua mau nếu chúng nhận được sự yêu thương và giáo dục kịp thời đúng mực của cha mẹ và người thân. 

Do vậy, dù phê bình trẻ cũng phải dùng những lời lẽ nhã nhặn, với thái độ ôn hòa, lịch sự. Điều quan trọng là phải chỉ ra cho trẻ biết hành vi của trẻ trái với chuẩn mực ở chỗ nào. 

Không nên nhiếc móc trẻ nặng lời, không nên dùng đòn roi để răn đe. Làm vậy trẻ sẽ càng thêm tức tối mà bướng bỉnh, ương ngạnh, khó bảo.

Dạy con kiểm soát cảm xúc và hành vi

Thường trẻ phản ứng thô lỗ do chúng chưa biết cách bộc lộ một cách hợp lý, chính xác điều mình muốn nói hoặc trẻ đang ở trong trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nhưng cũng có thể trẻ muốn gây sự nhằm lôi cuốn sự chú ý quan tâm từ người lớn. 

Do vậy, cha mẹ cần sát sao hơn đến đời sống tinh thần của con, kiên nhẫn giúp con rèn kỹ năng diễn đạt mong muốn bằng một thái độ từ tốn; kỹ năng biết lắng nghe và thấu hiểu người khác; kỹ năng lựa chọn cách ứng xử cho hợp đối tượng...

Làm gì khi con cộc cằn, thô lỗ? - Ảnh 2.

Cha mẹ cần sát sao hơn đến đời sống tinh thần của con, kiên nhẫn giúp con rèn kỹ năng ứng xử - Ảnh: T.T.D.

Uốn nắn trẻ từng bước một

Đối đáp, đôi co với trẻ lúc chúng đang có những hành vi xấc xược, vô lễ chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Ngược lại, nếu bạn cho qua hành vi hỗn láo của trẻ cũng là phản giáo dục. 

Cha mẹ hãy bình tĩnh để cho trẻ nguôi ngoai qua cơn tức tối, sau đó bảo trẻ nói ra những điều ấm ức, sẵn sàng nghe trẻ thổ lộ những nỗi bức xúc của mình. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng bạn luôn ở bên cạnh con, giúp con tháo gỡ những băn khoăn trong cuộc sống. 

Nhắc nhở cho trẻ biết rằng: "Dùng những cách ứng xử thô thiển không bao giờ là cách hay để giải quyết được vấn đề, mà có khi còn làm cho sự việc xảy ra nghiêm trọng hơn". 

Một điều cần cho trẻ thấy là nếu trẻ không khắc phục những hành vi vô lễ, thì sẽ không ai dám chơi với con vì sợ bị "lây nhiễm" thói hung hăng, cộc cằn của con.

Trẻ sẽ kế thừa cách ứng xử từ cha mẹ

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên có lối ứng xử lịch sự, dùng những lời lẽ văn minh để nói chuyện với trẻ. Trong trường hợp giận con, cha mẹ phải cố gắng kiềm chế hết mình, không nên buông ra những câu nhục mạ làm tổn thương trẻ. 

Cha mẹ phải gương mẫu mọi lúc, mọi nơi, luôn sống đúng với chuẩn mực để được sự tôn trọng của trẻ. Trong ứng xử với mọi người, cha mẹ cũng nên khéo léo, tử tế. 

Khi trong nhà có mâu thuẫn, cha mẹ hãy đưa ra cách giải quyết tế nhị, mềm mỏng mà hiệu quả để trẻ học hỏi và noi theo.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Bốn học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, được mệnh danh là 'kỳ thi hóa học khó nhất hành tinh', giành được hai huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar