24/04/2023 13:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm gì khi con bị 'cô lập'?

Con kể với tôi bạn này, bạn kia ở lớp không chơi với con, 'cô lập' con. Tôi bảo: 'Nếu bạn không chơi với con, con hãy chơi một mình, lúc nhỏ ba mẹ vẫn thế'.

Làm gì khi con bị cô lập? - Ảnh 1.

Để con tự do vui chơi, tự do phát triển để hình thành thói quen tốt - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Từng là học sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh, tôi thấy thương tâm khi đọc những thông tin liên quan một nữ sinh trường này tự tử vì cho rằng bị cô lập, bắt nạt.

Từ chuyện trên, có lẽ chúng ta nên nghĩ tới việc tập cho bản thân và con cái có thói quen sống một mình - đang rất phổ biến trong sinh hoạt hiện đại, nhất là ở các nước châu Âu.

Ngay khi con gái tôi mới 1-2 tuổi, tôi đã dạy cháu chơi một mình. Vợ chồng tôi đều có thói quen ấy khi còn nhỏ. Sau nhiều năm, bây giờ con gái tôi có thể tự tìm niềm vui trong nhiều giờ mà không cần đến thiết bị điện tử, tivi, iPad. Đồ chơi đơn giản của cháu chỉ là mấy cái gối, vài cuốn sách hoặc tờ giấy, bút màu. 

Thỉnh thoảng, cháu kể với tôi bạn này, bạn kia ở lớp không chơi với con. "Con cũng thế thôi, có lúc không muốn chơi với bạn, ai chẳng vậy", tôi giải thích. Tôi còn bảo con: "Nếu bạn không chơi với mình, con hãy chơi một mình, lúc nhỏ ba mẹ vẫn thế".

Vợ chồng tôi không chỉ dạy con kỹ năng giao tiếp xã hội mà còn rèn cho con cách sống một mình. Con thích thì kết bạn, không thích thì thôi. Tôi không ép, nhưng luôn làm cầu nối để con có thêm bạn mới. Tôi khuyến khích con khám phá thế giới, kết nối rộng rãi với nhiều người để tìm hiểu, học hỏi thay vì co cụm trong nhóm nhỏ. 

Nhớ những năm cấp II, cấp III hay đại học, các bạn lớp tôi rất hay chơi theo nhóm. Tôi thực sự không thích tham gia vào nhóm nào. Mọi người trong nhóm thường tụ tập và sẽ dè bỉu này nọ nếu "ai kia" không là thành viên hoặc không theo "luật ngầm" của nhóm. 

Tham gia nhóm có nghĩa là không được tự do hòa đồng với tất cả những bạn mà mình muốn giao du. Cho nên tôi không thuộc nhóm nào, dễ chịu hơn là phải nghe những điều chẳng đâu vào đâu.

Thực tế cho thấy học sinh từ cấp II trở lên khó tránh khỏi việc các em lập nhóm này, nhóm kia chơi với nhau. Đó là bản năng sinh tồn của con người xưa nay, sống theo cộng đồng hỗ trợ nhau. Những bạn không thuộc về nhóm nào rất dễ có cảm giác bị cô lập, lạc lõng, cô đơn. 

Từ thực tế này, bố mẹ, thầy cô nên chuẩn bị tâm lý cho học sinh hiểu rằng chuyện các bạn lập nhóm là bình thường và việc con không tham gia nhóm cũng là bình thường. 

Chúng ta đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình. Nếu con chưa thấy thoải mái với nhóm nào, không thoải mái với bạn nào thì con không cần phải gồng mình, thay đổi bản thân để được chơi với bạn. Con cũng đừng vì thế mà ghét các bạn!

Học thích nghi với mọi hoàn cảnh

Tôi đã học được cách sống một mình, tự chơi một mình. Thay vì chạy theo nhóm này, nhóm kia, tôi dành thời gian đọc sách, suy ngẫm và quan sát cuộc sống xung quanh.

Có lúc, thật lòng là tôi cảm thấy có chút lẻ loi, lạc lõng khi không thuộc về nhóm nào đó. Tuy nhiên, thời còn ở độ tuổi hai mươi, tôi vô tình đọc được ở đâu đấy câu nói đại ý cuộc sống con người đôi khi cô đơn lại là cái cây ở trên cao, đừng thỏa hiệp để tìm sự vui vầy một cách ép buộc.

Tôi vững tin vào con đường mình chọn, nếu cần thiết tôi sẽ chấp nhận cuộc sống của một cái cây. Chỉ như vậy mới có thể thích nghi tốt với bất kỳ hoàn cảnh nào!

Trang bị gì để con không rơi vào "vòng xoáy" bạo lực học đường?

Có con trong tuổi đi học, phụ huynh cần dạy con những gì khi đến trường, đến lớp? Chúng ta có thể trang bị kỹ năng nào để con không bị bắt nạt hoặc bắt nạt bạn? Nếu chẳng may con bị bắt nạt, phụ huynh làm gì?... Mời quý bạn đọc gửi ý kiến chia sẻ ở ô Bình luận, hoặc gửi email đến địa chỉ: [email protected]. Chân thành cảm ơn bạn đọc!

Vòng xoáy bạo lực học đường - Kỳ 1: Bạo hành thời 4.0

"Thà bị đánh một trận tơi bời còn hơn. Bởi như vậy chỉ đau đớn về thể xác mà thôi" - Mai, nữ sinh lớp 11 ở TP.HCM, đúc kết như thế khi em bị một nữ sinh cùng lớp "bóc phốt" trên mạng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Chiều 13-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy An Phú, An Giang đã công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Trường tiểu học A Quốc Thái vì nhắn tin quấy rối tình dục nhiều giáo viên nữ.

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Khi đang lưu thông trên đường, một em học sinh lớp 5 ở Hà Tĩnh nhặt được số tiền 61 triệu đồng nên đã báo với cha của mình để đến cơ quan công an trả lại người đánh rơi.

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

UBND quận Bình Tân, TP.HCM vừa cấp phép thành lập Trường tiểu học và THCS VSchool. Trường này bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2025-2026.

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar