21/04/2018 20:38 GMT+7

Làm gì để không 'lo thon thót' khi con đi dã ngoại?

NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)
NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)

TTO - Theo sát con vì không yên tâm, hoặc 'sống trong sợ hãi' cho đến khi con trở về... là tình cảnh của không ít bố mẹ khi con đi dã ngoại.

Làm gì để không lo thon thót khi con đi dã ngoại? - Ảnh 1.

Trang bị cho con các kỹ năng giữ an toàn, cha mẹ sẽ bớt lo hơn khi con đi chơi xa - Ảnh: T.L.

Họ có quyền lo lắng, bởi thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc, mà gần đây nhất là vụ một học sinh lớp 6 của Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) bị tử vong khi đi tham quan với nhà trường.

Cha mẹ phải làm gì để bảo vệ con mình ở mức cao nhất có thể? Cách tốt nhất chính là trang bị kiến thức, kỹ năng sống cơ bản cho con.

Dạy con sẵn sàng

Đối với các em ở độ tuổi học sinh, các chuyến đi tham quan, du lịch thường được tổ chức theo đoàn và có thầy cô giáo đi cùng. 

Song, dù đi cùng người lớn hoặc tự tổ chức tụ tập đi chơi theo nhóm, các em cũng cần phải được chuẩn bị rất nhiều mặt, bao gồm cả sức khoẻ, tâm lý và một số vật chất cần thiết.

Trước hết, với những chuyến đi ở địa danh xa hoặc những nơi có đồi núi, sông, hồ hoặc biển, các em phải đảm bảo sức khoẻ tốt. Bên cạnh đó, các em cũng phải vững vàng về tâm lý, đây là điều kiện quan trọng mà cha mẹ luôn phải lưu ý với các em.

Mặc dù là đi tham quan nhưng các em phải học cách sẵn sàng đối mặt với các tình huống xấu như trời mưa, địa hình khó khăn...Đặc biệt là các em ở thành thị về nông thôn, các em phải chấp nhận những thiếu thốn về vật chất, thậm chí phải học cách làm nông dân thực thụ, phải lội trên những thửa ruộng…

Các em cũng cần mang theo những dụng cụ y tế để có thể sơ cứu những vết thương nhỏ tại chỗ và một số loại thuốc sát trùng, hạ sốt dùng khi bị cảm, sốt hoặc rối loạn tiêu hoá...

Làm gì để không lo thon thót khi con đi dã ngoại? - Ảnh 2.

Cha mẹ trang bị kỹ năng sống cho con càng sớm càng tốt - Ảnh minh họa: School Plus

Trang bị những kỹ năng cơ bản

Kỹ năng ứng xử

Trẻ đi chơi xa sẽ được tiếp xúc nhiều điều mới lạ, nhiều người lại... Cha mẹ cần dạy con kỹ năng ứng xử để hòa nhập, có thái độ đúng mực với người lạ nhưng không nghe và làm theo lời rủ rê, gạ gẫm của người lạ.

Trẻ cũng cần chú ý giữ lịch sự ở nơi công cộng, tuân thủ kỷ luật mà thầy cô đưa ra để không ảnh hưởng đến cả đoàn.

Kỹ năng giữ an toàn

Đi chơi gặp sông, núi trẻ nào cũng thích, nhưng cha mẹ cần dặn con chú ý an toàn, nhất là con không biết bơi. Lưu ý con không tự ý xuống sông, suối mà không có thầy cô hoặc không mặc áo phao, không leo trèo nghịch phá có thể bị ngã, chấn thương...

Cạnh đó, dạy con cách xử lý khi bạn chẳng may bị té ngã, đuối nước: la to báo cho người lớn, giúp đỡ bạn trong khả năng cho phép (tìm cây sào, dây để kéo bạn vào bờ). 

Tuyệt đối không nhảy liều xuống cứu bạn khi con không biết bơi, giải thích cho con hiểu làm như thế nguy cơ đuối nước tập thể càng cao.

Nếu bản thân có nguy cơ đuối nước, hãy giữ bình tĩnh, kêu cứu thật to. Khi có người cứu, đừng bám chặt lấy họ mà hợp tác, thả lỏng cơ thể, nghe theo chỉ dẫn và tin tưởng người cứu hộ.

Ứng phó khi đi lạc

Cha mẹ dặn con chú ý nghe theo hướng dẫn khi đi chơi đoàn để tránh bị lạc. Trường hợp không may bị lạc, con cần giữ bình tĩnh, tìm bảo vệ, nhân viên của khu du lịch (dựa vào đồng phục, bảng tên) nhờ giúp đỡ, hoặc tìm cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ.

Nếu con có đem theo điện thoại, hãy gọi ngay cho thầy cô hướng dẫn hoặc gọi cha mẹ. Với trẻ hay quên số điện thoại, cha mẹ có thể ghi số số điện thoại lên ba lô, bảng tên cho con.

Ứng phó khi bị quấy rối, bắt cóc

Ở những nơi vui chơi đông người có đủ thành phần tốt xấu, cha mẹ nên dạy con đề cao cảnh giác. Nếu chẳng may bị kẻ xấu tìm cách quấy rối hoặc bắt cóc, hãy la hét thật lớn để cầu cứu.

Trường hợp bị tấn công ở nơi vắng người, hãy giữ bình tĩnh, huy động những kỹ năng cần thiết như dùng vật nhọn để tấn công vào chỗ hiểm, dùng cát ném vào mặt… sau đó chạy thật nhanh về hướng có đông người để cầu cứu.

Kỹ năng ứng phó với các tình huống bất ngờ khác

Đi tham quan, các em có thể bất ngờ gặp phải tình huống như trời mưa to, đường trơn, cây ngã... khi đó trẻ phải biết hành động theo hướng dẫn của người phụ trách, không đứng trú mưa dưới tán cây…

Trẻ cũng có thể bị tai nạn ngã té, bị thương phải sơ cứu. Vì vậy cần dạy con kỹ năng cơ bản như làm sạch vết thương, sát trùng bằng nước hoặc bằng vải mềm, cầm máu... và nhanh chóng tìm người lớn giúp.

TTO - Nhiều phụ huynh cho biết mình không an tâm khi con đi dã ngoại cùng trường nhưng không cho con đi không được.

NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar