26/06/2018 16:10 GMT+7

Làm gì để giảm stress?

Nguồn: Bệnh Viện Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Bệnh Viện Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh

Nếu bạn không kiểm soát được những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Làm gì để giảm stress? - Ảnh 1.

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Ảnh: abc.net.au

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đều ít nhiều gặp phải stress là những áp lực công việc, vấn đề an ninh, những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế, chính trị... khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu bạn không kiểm soát được những căng thẳng này, chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Vậy phải làm gì để giảm stress?

Stress có thể gây ra những bệnh nguy hiểm

Nghiên cứu của Trường đại học Tel Aviv (Israel) cho thấy: Những người làm việc có mức độ căng thẳng cao, có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường type 2. Còn nghiên cứu từ Đại học California (Hoa Kỳ) cũng cho thấy: Các yếu tố gây ra sự căng  thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm.

Trong khi nghiên cứu của Trường đại học Y khoa Rochester kết luận: những người bị căng thẳng trong công việc thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với nhân viên ở các vị trí ít căng thẳng. Như vậy, stress cũng gây khá nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm stress? Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện các biện pháp giảm stress như sau:

Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC - Hoa Kỳ) cho hay: Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Nếu ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Sự căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ, và thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Nghiên cứu của Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mạn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp so với người bình thường cùng độ tuổi.

Trò chuyện

Nhiều liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như một biện pháp kiểm soát stress nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu, trong đó trò chuyện là một biện pháp tốt. Khi trò chuyện, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.

Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp nhóm, nhưng đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thể thao có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Chất này  là một hormon được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể  gây tổn thương nhiều cơ quan.

Theo Debbie Mandel thì tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên giải phóng endorphins - chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress. Cơ quan CDC khuyên: Tăng cường vận động cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp. Đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần, nghĩa là chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần/ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, là có hiệu quả tốt.

Tập thiền

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: Lợi ích của thiền định là giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm. Nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy: Thiền giúp ta nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở, có thể điều trị các rối loạn thiếu tập trung và hiếu động.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc nằm cũng thiền được.

Cười nhiều

Nghiên cứu của Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng: Những người xem một đoạn video hài hước sẽ giảm hormon stress là cortisol và giảm epinephrin. Những người này cũng có sự gia tăng chất endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm. Tiếng cười vừa giúp chúng ta giảm sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần, vừa giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Anh phát hiện ra rằng: Tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Còn nhân dân ta thì nói: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Lợi ích của cười rất lớn, chúng ta hãy tạo ra nhiều niềm vui và tiếng cười cho cuộc sống thêm vui.

Massage

Massage vừa giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, vừa ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hormon trong cơ thể. Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Hoa Kỳ) cho thấy: Sau khi được massage 45 phút, giảm mức độ "hormon stress" là cortisol và giảm vasopressin - một loại hormon đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.

Nguồn: Bệnh Viện Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?

Nguy kịch vì lạm dụng thuốc giảm đau

Vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, nam sinh viên năm cuối tại Hà Nội phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt lả, nôn nhiều và phù chân.

Nguy kịch vì lạm dụng thuốc giảm đau

Kem chống nắng loại nào tốt nhất để dùng trong mùa hè?

Điều gì tạo nên một loại kem chống nắng an toàn và hiệu quả nhất? Chỉ số SPF cao phải là tiêu chí hàng đầu?

Kem chống nắng loại nào tốt nhất để dùng trong mùa hè?

Thu hồi 190 số công bố thiết bị y tế vi phạm

Sở Y tế Hà Nội có quyết định thu hồi 190 số công bố thiết bị y tế loại A và B vì “không phù hợp với định nghĩa thiết bị y tế”, công bố sai mục đích sử dụng, vi phạm quy trình quản lý.

Thu hồi 190 số công bố thiết bị y tế vi phạm

4 thói quen nên hạn chế sau 17h để tránh nguy cơ đột quỵ

Liệu những thói quen sau giờ làm việc tưởng như vô hại này có đang âm thầm làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ?

4 thói quen nên hạn chế sau 17h để tránh nguy cơ đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar