07/07/2022 08:30 GMT+7

Làm căn cước ở TP.HCM: 'Tôi phải về quê bổ sung thông tin, lấy số định danh'

MINH HÒA - ÁI NHÂN
MINH HÒA - ÁI NHÂN

TTO - Nhiều người dân tạm trú ở TP.HCM phải chờ đợi cả năm trời mà chưa có căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Bên công an giải thích là do thiếu sót dữ liệu trên hệ thống nên phải để người dân tự về quê bổ sung, lấy số định danh.

Làm căn cước ở TP.HCM: Tôi phải về quê bổ sung thông tin, lấy số định danh - Ảnh 1.

Anh Mai Danh Dương phải từ TP.HCM về Thanh Hóa để lấy thông báo số định danh cá nhân - Ảnh: M.HÒA

Trong thời gian qua, không ít trường hợp người dân phản ảnh đến báo Tuổi Trẻ về việc bị chậm trả CCCD gắn chip do các sai sót về dữ liệu, thậm chí không có dữ liệu trên hệ thống. Đa số các trường hợp rơi vào diện tạm trú tại TP.HCM và có giấy tờ thường trú ở tỉnh thành khác.

Phải về quê lấy thông báo số định danh

Anh Đoàn Thái Hậu (24 tuổi, thường trú tỉnh Đồng Tháp, tạm trú quận Phú Nhuận) cho biết đã làm CCCD gắn chip từ tháng 10-2021, cán bộ hẹn 2 tháng sẽ có nhưng đến nay vẫn chưa có. Nhiều lần gọi cho cảnh sát khu vực để hỏi thông tin nhưng không được, đến tháng 6-2022, anh Hậu lên trực tiếp trụ sở Công an phường 5, quận Phú Nhuận để hỏi thì được cán bộ công an cho biết hồ sơ  của anh bị sai thông tin địa chỉ thường trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phải về công an xã ở quê cập nhật lại. 

"Lúc làm CCCD thời điểm đó, tôi có trình sổ hộ khẩu cho cán bộ công an nhập thông tin và tôi khai thông tin đúng với yêu cầu. Sau khi làm xong các bước, cán bộ nói tôi kiểm tra lại thông tin trên giấy hẹn xem có sai thông tin gì không, tôi kiểm tra kỹ và không sai thông tin gì cả kể cả thông tin thường trú trong giấy hẹn cũng đúng. Vậy tại sao bây giờ trả lời thông tin thường trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của tôi bị sai?", anh Hậu nêu bức xúc.

Còn anh Mai Danh Dương (32 tuổi, thường trú tỉnh Thanh Hóa, tạm trú phường Tam Bình, TP Thủ Đức) cho biết hồi đầu năm nay anh đi làm CCCD ở Công an TP Thủ Đức và được yêu cầu phải có giấy thông báo mã số định danh. Anh về công an phường xin giấy này và được yêu cầu về quê lấy, anh phải vượt hàng ngàn cây số chỉ để lấy giấy thông báo mã số định danh rồi vào TP.HCM.

Đến ngày 23-6, anh Dương đến đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Thủ Đức để nộp hồ sơ làm CCCD, cán bộ công an yêu cầu anh về công an phường xin giấy xác nhận nơi tạm trú mới làm được. "Họ nói ở mục số 13 trong giấy thông báo mã số định danh, nơi ở hiện tại thể hiện địa chỉ ở quê nên tôi phải xin giấy xác nhận là tôi có tạm trú trên địa bàn TP Thủ Đức hay không để biết làm căn cước...", anh Dương chia sẻ.

Điều khiến người dân phải bức xúc, mất thời gian và tiền bạc là phía cán bộ công an sở tại đã tiếp nhận đầy đủ thông tin, hồ sơ của người dân, có đầy đủ các công cụ, phương thức để xác minh, bổ sung, chỉnh sửa thông tin nếu có sai sót, thiếu dữ liệu nhưng lại hướng dẫn người dân tự về quê để bổ sung, chỉnh sửa.

Công an nơi tiếp nhận phải xác minh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Hứa Thị Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng cán bộ công an yêu cầu người dân về quê nơi thường trú để bổ sung, điều chỉnh thông tin dữ liệu cá nhân lên hệ thống là thực hiện không đúng, không đủ trách nhiệm theo quy định. 

Bởi lẽ, theo Luật căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan công an nơi tiếp nhận có trách nhiệm xác minh, điều chỉnh thông tin dữ liệu của người dân làm căn cước lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia. Sau các bước xác minh, bảo đảm thông tin của người dân là chính xác thì công an nơi tiếp nhận thực hiện việc truyền dữ liệu lên Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư. 

"Trong các trường hợp cần xác minh, điều chỉnh thông tin, bổ sung số định danh của người dân, công an nơi tiếp nhận hồ sơ là đầu mối phối hợp với công an nơi người dân thường trú để thực hiện chứ không để người dân tự đi làm được..." - luật sư Thảo khẳng định.

Theo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM, Công an TP đã có thông báo chấn chỉnh, yêu cầu công an các địa phương phải giải quyết cho người dân thuộc các trường hợp chậm trả CCCD khi thiếu sót dữ liệu.

Quá khổ khi làm căn cước công dân

TTO - Hàng ngàn bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã có phản ảnh về việc quá cực khổ khi đi làm căn cước công dân. Nhiều người đi làm tới 4 lần, lên xuống trụ sở công an hơn 1 năm vẫn chưa có căn cước công dân.

MINH HÒA - ÁI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

TP.HCM còn tồn đọng gần 120.000 hồ sơ đăng ký sát hạch lái xe. Sắp tới, việc tổ chức sát hạch như thế nào để vừa giải quyết hồ sơ cũ, vừa phục vụ người dân đăng ký sát hạch mới một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất?

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

Vụ ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỉ đồng: Cần làm rõ cơ sở xử phạt

Nhiều chuyên gia cho rằng ban quản trị (BQT) chung cư được hội nghị nhà chung cư bầu ra, đại diện cho cư dân mua các dịch vụ, chứ không kinh doanh. Do đó cáo buộc BQT "trốn thuế" do không xuất hóa đơn khi cung cấp dịch vụ là bất hợp lý.

Vụ ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỉ đồng: Cần làm rõ cơ sở xử phạt

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Mưa to ngập phố, bệnh nhân và thân nhân bì bõm trên đường về nhà

Cơn mưa chiều 15-5 khiến đường Bà Triệu, trước Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) ngập sâu, người bệnh và thân nhân phải bì bõm về nhà.

Mưa to ngập phố, bệnh nhân và thân nhân bì bõm trên đường về nhà

Cán bộ sắp về hưu đi học tập kinh nghiệm, đừng dùng khái niệm 'lập lờ'

HĐND huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vừa tổ chức 2 đoàn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo dù đã có chủ trương sắp xếp bỏ cấp huyện. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị cũng vừa thu hồi kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm...

Cán bộ sắp về hưu đi học tập kinh nghiệm, đừng dùng khái niệm 'lập lờ'

Tránh xe máy ngược chiều ngã trúng xe tải chết: Người đi xe máy ngược chiều có bị xử lý hình sự?

Các luật sư cho rằng nếu không có va chạm, người lái xe máy chạy ngược chiều trong vụ việc có thể chỉ bị phạt lỗi hành chính. Tuy nhiên gia đình nạn nhân có thể yêu cầu người đi xe máy ngược chiều bồi thường.

Tránh xe máy ngược chiều ngã trúng xe tải chết: Người đi xe máy ngược chiều có bị xử lý hình sự?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar