26/10/2019 09:54 GMT+7

Làm bài kiểm tra trên máy tính, điện thoại, cả thầy trò đều 'sướng'

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Học sinh một số trường THPT tại TP.HCM vừa làm bài kiểm tra giữa kỳ trên điện thoại và máy tính. Có trường áp dụng thi cho tất cả môn học, trừ giáo dục quốc phòng và văn học.

Làm bài kiểm tra trên máy tính, điện thoại, cả thầy trò đều sướng - Ảnh 1.

Học sinh một số trường THPT tại TP.HCM hiện đã làm bài kiểm tra trên máy tính - Ảnh: M.G.

Đây là ứng dụng trường học thông minh 789 do Huỳnh Quốc Thắng, cựu sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), khởi xướng xây dựng và phát triển từ năm 2014.

Ban đầu chỉ có vài giáo viên bộ môn và kỹ thuật viên, đến nay số lượng giáo viên tham gia ứng dụng đã trên 10.000 người, hơn 200 trường THPT trên cả nước sử dụng các chức năng của 789.

160.000 câu hỏi trắc nghiệm

Cùng với những định hướng và thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia, ứng dụng đã dần phát triển thành một giải pháp công nghệ giáo dục. Hiện ngân hàng đề của ứng dụng đã có hơn 160.000 câu hỏi trắc nghiệm cho các môn.

Ngoài những câu hỏi ban đầu được cập nhật, giáo viên tham gia cũng đã đóng góp lượng lớn câu hỏi cho ngân hàng đề. Hệ thống có ban duyệt đề kiểm tra và thẩm định nội dung trước khi đưa vào kho đề chung để mọi người sử dụng.

Theo đó, giáo viên có thể đưa ra ma trận để ứng dụng chọn ra đề phù hợp hoặc tự ra đề và đưa vào hệ thống để học sinh làm bài. Với việc làm bài kiểm tra trên máy tính và điện thoại, ngay khi kết thúc làm bài hệ thống sẽ tự động chấm điểm, học sinh sẽ biết được điểm số của mình.

Toàn bộ điểm được lưu vào hệ thống cũng như gửi kết quả qua email đến từng phụ huynh của học sinh. Khi sử dụng, chi phí mỗi học sinh phải đóng khoảng 50.000 đồng/môn/năm học.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh và theo dõi tiến độ cũng như kết quả của từng học sinh, đảm bảo nắm được các em có học ở nhà hay không.

"Giải pháp này giúp giải phóng sức lao động của giáo viên rất nhiều từ khâu ra đề, chấm bài, lên điểm, nhập điểm. Khi giáo viên được giải phóng sức lao động khỏi những công việc như vậy, họ có thể đầu tư sâu hơn cho bài giảng của mình hoặc nghỉ ngơi tái tạo sức lao động để giảng dạy tốt hơn. Học sinh cũng có kho đề để luyện tập, biết được ngay kết quả sau khi làm sẽ tạo động lực học tập tốt hơn" - ông Thắng cho biết.

Phù hợp hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá

Đây là năm đầu tiên Trường THPT Trần Hữu Trang (TP.HCM) tổ chức cho học sinh kiểm tra toàn bộ các môn trên điện thoại. Đề thi được các tổ bộ môn soạn và đưa vào ứng dụng để học sinh làm bài.

Một học sinh cho biết việc làm bài kiểm tra trên điện thoại lúc đầu có hơi bất tiện nhưng sau khi làm bài đã biết ngay kết quả khiến học sinh cảm thấy hứng thú hơn so với việc chờ đợi trước đây. Hơn nữa, dự kiến sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính nên đây cũng là bước đi để học sinh làm quen.

Trong khi đó, Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) đã cho học sinh làm bài trên điện thoại và máy tính được 2 năm. Ông Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng nhà trường - cho biết năm trước áp dụng cho học sinh lớp 12, năm nay mở rộng cho học sinh lớp 11 để các em quen dần với hình thức này khi Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính.

"Thầy cô đỡ mất sức cho việc chuẩn bị đề, chấm thi, vào điểm, trường đỡ chi phí giấy thi. Học sinh giờ em nào cũng có điện thoại thông minh và đây là cách đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, biến điện thoại thành công cụ học tập mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ là nghe gọi và chơi game như trước.

Thầy cô và học sinh đều cảm thấy nhẹ nhàng hơn với cách kiểm tra trên máy tính hoặc điện thoại này. Phụ huynh cũng có thể theo dõi kết quả và giám sát việc học tập của con em mình. Hiện trường mới triển khai ở các môn toán - lý - hóa, sắp tới sẽ tiếp tục với các môn còn lại. TP.HCM nên thí điểm thi học kỳ trên máy tính và điện thoại ở các trường" - ông Phú nói thêm.

Tuy mới áp dụng năm đầu tiên nhưng ông Bùi Gia Nội - hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (Phú Thọ) - cho biết trường đã áp dụng việc kiểm tra đánh giá toàn bộ các môn trên máy tính.

Đánh giá về ứng dụng này, ông Nội nhận xét kết quả kiểm tra khách quan, thể hiện đúng năng lực học sinh bởi mỗi em làm một đề khác nhau, không thể nhìn bài nhau được. Từ phổ điểm, giáo viên có thể biết được học sinh đang yếu phần nào để có giải pháp bồi dưỡng thêm, giúp các em hoàn thiện kiến thức của mình.

Chấm điểm bằng điện thoại

Nếu làm bài trắc nghiệm trên giấy, ứng dụng chấm điểm bằng điện thoại chỉ mất 0,2 giây để chấm một bài thi. Một lớp 40 học sinh mất khoảng hơn 1 phút để hoàn tất chấm điểm trong khi nếu chấm tay sẽ mất khoảng 30 phút.

Theo ông Huỳnh Quốc Thắng, nhóm đã xây dựng công cụ nhận dạng điểm ảnh bằng trí tuệ nhân tạo, có thể nhận diện điểm ảnh bằng điện thoại để chấm bài. Giáo viên chỉ cần sử dụng điện thoại có chức năng chụp ảnh để chấm bài với xác suất chính xác gần như tuyệt đối.

Hiện nay việc chấm bài thi trắc nghiệm thường phải trải qua nhiều công đoạn như scan phiếu trả lời, chỉnh sửa sai sót, sau đó mới chấm. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp máy chấm không nhận dạng được ảnh scan, thí sinh tô mờ cũng không được chấm.

Giáo viên được giảm tải

Ở góc độ người giảng dạy, thầy Nguyễn Tác Tuấn Ngọc - tổ trưởng tổ toán Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) - cho biết để soạn một đề kiểm tra, giáo viên phải mất nhiều ngày, nếu tập trung hoàn toàn có thể mất khoảng một ngày để hoàn thiện một đề kiểm tra nhưng khi sử dụng ngân hàng đề của ứng dụng, giáo viên chỉ đưa ra các yêu cầu và ma trận đề thi, ứng dụng sẽ cung cấp đề thi theo yêu cầu. Nếu không vừa ý, giáo viên có thể sửa và cập nhật lại đề kiểm tra theo ý mình.

TP.HCM: học sinh làm bài kiểm tra trên điện thoại, báo điểm ngay

TTO - Ngày 14-9, Trường THPT Trần Hữu Trang, quận 5, TP.HCM tổ chức cho học sinh khối 12 kiểm tra giữa kỳ theo hình thức trực tuyến.

MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar