15/10/2019 13:44 GMT+7

Thầy trò vừa háo hức vừa lo làm bài kiểm tra trên điện thoại

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Làm bài kiểm tra trên điện thoại, lỡ như nghẽn mạng thì sao? Nếu học sinh lên mạng tìm tài liệu, gửi đề ra bên ngoài hoặc gửi bài cho nhau trên điện thoại thì làm thế nào?

Thầy trò vừa háo hức vừa lo làm bài kiểm tra trên điện thoại - Ảnh 1.

Học sinh Trường Trần Hữu Trang làm bài kiểm tra trực tuyến - Ảnh: H.HG.

Nhiều ý kiến băn khoăn xoay quanh việc cho học sinh làm bài kiểm tra trên điện thoại có nối mạng Internet.

Cơ hội cho gian lận thi cử?

Ông Võ Thiện Cang - hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang, quận 5, TP.HCM, cho biết đợt kiểm tra giữa học kỳ 1 diễn ra vào giữa tháng 10 này, nhà trường sẽ tổ chức cho hơn 900 học sinh các khối lớp 10, 11, 12 làm bài kiểm tra trực tuyến.

Theo một giáo viên môn Lý ở quận 7, TP.HCM, việc cho học sinh tập dợt làm bài kiểm tra trên máy là làm theo đúng định hướng của Bộ GD-ĐT: chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sau này (học sinh làm bài thi trực tuyến).

"Tuy nhiên, tôi cảm thấy không an tâm khi máy tính, điện thoại của các em học sinh đều được nối mạng. Học sinh có thể gửi đề thi ra ngoài và nhờ sự trợ giúp của ai đó bên ngoài phòng thi một cách dễ dàng. Ban giám hiệu các trường đã tính đến tình huống này chưa?", vị này đặt vấn đề.

Thầy T. - giáo viên môn hóa ở quận 3, cũng băn khoăn: "Ngay cả việc xem tài liệu hay trao đổi bài thi với nhau, học sinh cũng có thể thực hiện dễ dàng bằng hình thức chat".

Tuy nhiên, ông Võ Thiện Cang khẳng định: "Mỗi lớp sẽ có nhiều mã đề khác nhau để tránh gian lận thi cử. Trong thời gian kiểm tra 45 phút, học sinh sẽ không hoàn thành được hết bài kiểm tra nếu có ý định gian lận. Chưa kể trong lớp còn có sự giám sát của giáo viên".

Học trò háo hức muốn thử

Thầy trò vừa háo hức vừa lo làm bài kiểm tra trên điện thoại - Ảnh 2.

Giáo viên Trường THPT Trần Hữu Trang hướng dẫn học sinh cách sử dụng điện thoại để làm bài kiểm tra - Ảnh: H.HG.

"Đọc báo thấy các bạn Trường THPT Trần Hữu Trang làm bài kiểm tra trên điện thoại, nhóm của em bàn tán rất sôi nổi. Kể ra thì việc không phải viết trên giấy cũng mới mẻ và thú vị, nhóm em bạn nào cũng muốn thử làm bài kiểm tra trên máy. Vì thi trên máy theo dạng trắc nghiệm rất tiện lợi, muốn thay đổi kết quả chỉ cần một cái nhấp chuột là xong, không mất công nhiều như làm trên giấy", Ngô Uyên - học sinh lớp 11 ở quận 1, TP.HCM, cho biết.

Tuy nhiên, Hoàng Hải Thục Hà - học sinh lớp 12 ở quận Phú Nhuận, lại băn khoăn: "Các bạn trong lớp em cũng xôn xao vụ làm bài kiểm tra trên điện thoại. Ai cũng muốn được thử một lần. Riêng em thì hơi lo lắng về đường truyền Internet. Nếu đang làm bài mà bị nghẽn mạng thì làm sao? Nhất là trường hợp có bạn bị nghẽn mạng, có bạn không, thì sao?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thầy Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, cho biết trường ông cũng có kế hoạch cho học sinh làm bài kiểm tra trực tuyến ngay trong học kỳ 1 này nhưng vì một số lý do nên phải dời lại.

"Đúng là chúng ta nên tính tới các trường hợp gian lận nhưng với đề kiểm tra trắc nghiệm, số câu hỏi ra rất sát sao với thời gian làm bài. Nếu học sinh không tập trung làm bài mà cầu cứu từ bên ngoài sẽ không thể đạt kết quả cao", thầy nói.

Tương tự, thầy Ngô Phạm Hưng Thịnh - tổ trưởng tổ Toán Trường THPT Nguyễn Du cho rằng: "Nếu cho học sinh làm kiểm tra trực tuyến, giáo viên chúng tôi sẽ được giảm tải rất nhiều. Cái lo lắng nhất của giáo viên chính là đường truyền Internet chứ không phải việc quay cóp của học sinh. Trước khi làm bài, giám thị sẽ yêu cầu học sinh phải đăng xuất tất cả viber, zalo, Facebook... Thêm nữa, giám thị cũng sẽ giám sát chặt chẽ thì thí sinh khó lòng mà gian lận".

Thầy Nguyễn Tác Tuấn Ngọc - tổ trưởng tổ Toán Trường THPT Phú Nhuận, cũng đồng tình: "Tôi cũng mong Trường Phú Nhuận triển khai hình thức kiểm tra trực tuyến. Khi thực hiện, nhà trường sẽ phải phối hợp với một đơn vị khảo thí online. Giáo viên chúng tôi sẽ được hỗ trợ khá nhiều trong việc biên soạn đề, đảo mã đề. Đây là công việc rất vất vả và mất nhiều thời gian. Thêm nữa, thi trực tuyến thì giáo viên cũng không phải chấm bài và vào sổ điểm thủ công, rất tiện lợi".

TP.HCM: học sinh làm bài kiểm tra trên điện thoại, báo điểm ngay

TTO - Ngày 14-9, Trường THPT Trần Hữu Trang, quận 5, TP.HCM tổ chức cho học sinh khối 12 kiểm tra giữa kỳ theo hình thức trực tuyến.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar