07/04/2020 11:25 GMT+7

Khoa học tạo ra màu mới: xanh củ dền

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Củ dền nổi tiếng với màu đỏ đặc trưng, nay các nhà khoa học khám phá chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cấu trúc, củ dền có thể cho ra màu xanh dương mới.

Khoa học tạo ra màu mới: xanh củ dền - Ảnh 1.

Tưởng chừng chỉ cho màu đỏ, củ dền lại có thể dùng tạo màu xanh dương - Ảnh: SCIENCE NEWS

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện bất ngờ và đầy triển vọng. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học São Paulo (Brazil) có thể tạo màu xanh dương bán tự nhiên bằng… củ dền - loài thực vật mang sắc tố đỏ đặc trưng.

Trên Science News, TS Erick Leite Bastos - chuyên ngành hóa học thuộc Đại học São Paulo (Brazil) - cho biết, chỉ cần thay thế một nguyên tử trong sắc tố củ dền bằng chất 2,4-dimethylpyrrole và tăng gấp đôi số liên kết sẽ tạo thành các một phân tử đặc biệt có thể hấp thụ các ánh sáng màu khác, để lại màu xanh dương.

"Để cho ra kết quả, tôi đã thực hiện nghiên cứu hàng tấn củ dền" - TS Bastos cho biết, khi tác động vào cấu trúc đúng cách, sắc tố trong củ dền sẽ chuyển từ màu đỏ sang cam, vàng rồi cuối cùng thành màu xanh dương.

Nhóm đặt tên cho sắc màu mới này là xanh củ dền. Xanh củ dền có tính trội hơn nhiều màu xanh dương khác nên có xu hướng lấn át các màu nhẹ khi pha màu.

Khoa học tạo ra màu mới: xanh củ dền - Ảnh 2.

Màu xanh củ dền được nhóm thử nghiệm với nhiều mục đích khác nhau. Từ trái sang phải, sắc tố này dùng để nhuộm tóc, nhuộm lụa, nhuộm vải cotton, nhuộm gỗ, tạo màu sữa chua và làm phẩm màu - Ảnh: SCIENCE NEWS

Màu xanh này đạt được độ bền vững khi nhóm thử nghiệm cho nhiều mục đích khác nhau trong phòng thí nghiệm từ nhuộm tóc, vải, lụa đến làm màu thực phẩm.

Ngoài ra, chỉ một ít củ dền cũng cho ra số lượng đáng kể tinh chất nhuộm, dễ ứng dụng trong sản xuất quy mô công nghiệp.

Đây là thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu. TS Bastos cho biết do đã biết được cơ chế, trước mắt nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách thay thế chất 2,4-dimethylpyrrole vốn không hoàn toàn có nguồn gốc thiên nhiên.

TS Bastos tự tin, trong đợt công bố sắp tới, nhóm sẽ cho ra được màu xanh tự nhiên 100%. Kết quả được nhóm công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.

Khoa học tạo ra màu mới: xanh củ dền - Ảnh 3.

Số lượng chuồn chuồn xanh dương nói chung và các sinh vật màu này nói riêng trong tự nhiên rất hiếm - Ảnh: GETTY IMAGES

Trên thực tế, chiếc xuất màu xanh dương nguồn trong tự nhiên, tức không có sự can thiệp của hóa chất công nghiệp, rất khó.

Khi cần màu xanh dương tự nhiên nấu ăn, các đầu bếp Việt Nam thường dùng hoa đậu biếc, hay phương Tây dùng quả việt quất, tuy nhiên cả 2 đều không ổn định cho sản xuất quy mô công nghiệp.

Theo tạp chí khoa học Science, sở dĩ thực vật hiếm có màu xanh dương vì đa số chúng đều hấp thụ ánh sáng màu này. Màu xanh dương thường khiến côn trùng ngại đến thụ phấn cho hoa, do đó trong tự nhiên màu này thường được chọn lọc tự nhiên bỏ qua.

Ở động vật, số loài có màu xanh dương ít nhất trong tổng số được biết đến. Hiện nay, xanh dương thường gặp nhất là ở một vài loài bướm, chuồn chuồn, nhện hay chim.

Những lợi ích của củ dền

Củ dền chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật có tác dụng phòng chống bệnh tật như các chất chống oxy hóa, vitamin và vi khoáng chất.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar