11/02/2019 10:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Sẽ không và không thể như cuộc gặp đầu tiên ở Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lần này gặp áp lực phải đạt được những kết quả hữu hình trong lần "tái ngộ" sắp tới ở Việt Nam.

Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh  Mỹ - Triều lần 2? - Ảnh 1.

Thế giới mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 sẽ có kết quả thực chất - Ảnh: Reuters

Triều Tiên tin tưởng Việt Nam sẽ là vị chủ nhà trung lập, có thể cung cấp địa điểm họp bàn chất lượng cao và an ninh chặt chẽ.

GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc)

Tổng thống Trump trên Twitter tuần trước đã thông báo rằng cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, từ ngày 27 tới 28-2.

Còn nhiều việc phải làm

Hôm 8-2, sau cuộc họp với phái đoàn Triều Tiên, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun thừa nhận: "Chúng tôi còn một số công việc khó khăn cần làm với Triều Tiên từ giờ và về sau. Tôi tin rằng nếu cả hai giữ cam kết, chúng tôi có thể tạo ra tiến triển thực sự".

Câu nói của ông Biegun phản ánh thực tế rằng sau cuộc gặp được mô tả "lịch sử" năm ngoái ở Singapore, câu chuyện hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không có chuyển biến đáng kể nào. 

Tuần trước, ông Biegun nói nội dung họp với phía Triều Tiên bao gồm việc tìm kiếm tiến bộ cho những lời hứa ở Singapore, cũng như vạch ra "một loạt thành phẩm cụ thể" cho lần thượng đỉnh thứ hai này.

Có thể thấy việc tháo gỡ khúc mắc về giải trừ vũ khí hạt nhân trước, hay xóa sự hiện diện quân sự của Mỹ - Hàn bên cạnh Triều Tiên trước, là một tiến trình dài. Mỹ trong đó chỉ đang kỳ vọng vào một số giao kèo cụ thể để thúc đẩy quá trình này mà thôi.

Washington và Bình Nhưỡng được cho là đang nỗ lực để đạt một "thỏa thuận lớn" tại cuộc gặp sắp tới. Tuy vậy, việc đạt được thỏa thuận hay không tùy thuộc vào sự nhượng bộ của mỗi bên ra sao. 

Phía Mỹ mong muốn Triều Tiên thực hiện những bước đi rõ ràng hơn về phi hạt nhân hóa trong khi Triều Tiên không ngừng yêu cầu Mỹ giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt trong thời gian qua.

Theo truyền thông quốc tế, Washington sẵn sàng thảo luận về nhiều vấn đề nhằm cải thiện quan hệ, thúc giục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân. 

Ông Trump cũng mong muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950 - 1953, vốn dĩ mới là hiệp định đình chiến mà Triều Tiên và Hàn Quốc ký kết, chứ chưa phải là hiệp ước hòa bình.

TTXVN dẫn lời giới phân tích nhận định phía Triều Tiên có thể sẽ đưa ra đề xuất phá dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyun ở tỉnh Bắc Pyongan, cho phép cộng đồng quốc tế tới thanh sát, giải trừ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). 

Trong khi đó, Mỹ có khả năng sẽ đề xuất các bước đi như mở cửa văn phòng liên lạc giữa hai bên, nối lại viện trợ nhân đạo hay tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, chuyên gia người Hàn Quốc Lee Sung Yoon, người từng cố vấn chính sách cho Ủy ban đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, nhận định ông Trump vào năm 2018 đã mắc kẹt vào một tiến trình đàm phán dài nhưng không có giải pháp nào. 

Ông Lee nhận xét rằng Tổng thống Trump từng vội vã đặt lãnh đạo Kim Jong Un vào vị thế cho một cuộc gặp thượng đỉnh và muốn sửa sai. Tuy nhiên "sẽ khó cho ông Trump về việc có thể rời đi với một thỏa thuận mong muốn và đã ký ở Singapore".

Tích cực chuẩn bị

Trước khi Tổng thống Donald Trump công bố địa điểm cuộc gặp trên Twitter ngày 9-2, ông Stephen Biegun đã có chuyến công du ba ngày đi Bình Nhưỡng. Ông Trump sau đó ca ngợi chuyến đi Bình Nhưỡng của ông Biegun "rất hiệu quả". Ông Biegun thì cho biết hai bên cần thêm nhiều cuộc đối thoại trước thềm thượng đỉnh lần hai.

Rời Bình Nhưỡng, ông Beigun đã đến thăm Hàn Quốc. Ông Biegun ngày 9-2 đã có các cuộc gặp riêng với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha để thông báo vắn tắt về kết quả đàm phán. 

Trong cuộc họp báo ngày 10-2 tại Seoul, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui Kyeom tiết lộ ông Biegun đã được đón tiếp rất nồng hậu ở Bình Nhưỡng. "Tôi cũng được kể là các cuộc đàm phán giữa hai bên lần này rất hữu ích khi hai phái đoàn đã nói chuyện cởi mở và đi vào trọng tâm những mong muốn cụ thể của cả hai" - ông Kim Eui Kyeom thông tin thêm. 

Ông Kim Eui Kyeom nói với báo giới rằng Mỹ và Triều Tiên tuần tới sẽ tiếp tục gặp gỡ đàm phán cấp chuyên viên ở một nước châu Á thứ ba từ 17-2 nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới. Tuy nhiên, ông Kim Eui Kyeom không tiết lộ thêm chi tiết.

Việt Nam có thể kỳ vọng gì?

Theo ông Lee Sung Yoon, hiện là phó giáo sư Trường luật và ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ), Việt Nam cũng như Singapore sẽ gặt hái nhiều lợi ích về hình ảnh và du lịch khi tổ chức thượng đỉnh Trump - Kim lần 2.

Cụ thể, theo học giả Lee, Việt Nam sẽ nổi lên như một quốc gia quen thuộc với quốc tế và yêu chuộng hòa bình, làm nền tảng trung lập cho thời khắc lịch sử này.

"Thượng đỉnh không chỉ nâng cao tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là đòn bẩy cho mối quan hệ với Trung Quốc cũng như Mỹ trong ngắn hạn" - ông Lee nói với Tuổi Trẻ.

TTO - Hàn Quốc loan tin đại diện Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau thêm một lần nữa, "tại một nước thứ ba" trong tuần bắt đầu từ ngày 17-2 để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim Jong Un tại Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar