06/01/2025 09:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ vĩ thác nước lớn nhất Trái đất dưới đại dương

Thác nước này rộng lớn và kỳ vĩ đến mức khiến những biểu tượng thiên nhiên trên Trái đất như thác Angel hay thác Niagara hùng vĩ trở nên nhỏ bé khi so sánh.

Thác nước lớn nhất Trái đất ẩn mình dưới lòng đại dương - Ảnh 1.

Thác nước âm thầm ẩn sâu dưới làn nước băng giá của Bắc Băng Dương - Ảnh: Vajiram & Ravi

"Gã khổng lồ" này không phải là thác nước đổ xuống từ sườn núi hay vách đá. Thay vào đó, nó âm thầm ẩn sâu dưới làn nước băng giá của Bắc Băng Dương và giữ danh hiệu thác nước lớn nhất trên Trái đất.

Kỳ quan thác nước ngầm lớn nhất Trái đất

Phần lớn các thác nước đều nằm trên đất liền và hình thành khi sông hoặc suối chảy qua một đoạn địa hình bị đứt gãy đột ngột. Nước đổ từ vách đá hoặc mép dốc, tạo ra hiện tượng thác đổ ngoạn mục. Theo thời gian, dòng nước liên tục chảy sẽ làm xói mòn đá bên dưới, khiến đoạn đứt gãy trở nên dốc hơn.

Ở một số nơi, đá mềm mòn nhanh hơn đá cứng, tạo ra những hình thù thác nước thú vị hoặc khiến chúng dần lùi ngược về phía thượng nguồn. Ngoài việc mang lại cảnh quan ngoạn mục, thác nước còn ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh.

Dòng nước xoáy dưới chân thác có thể khoét sâu tạo thành những hồ nước, và hơi nước liên tục bắn lên giúp cây cối xung quanh phát triển tươi tốt. Nhiều thác nước cũng tạo nên hệ sinh thái độc đáo nhờ nhiệt độ mát hơn và độ ẩm cao hơn gần khu vực có sương mù.

Ngoài ra, có những thác nước dưới lòng đại dương. Dù không giống những thác nước hùng vĩ trên mặt đất, chúng cũng ngoạn mục không kém theo cách riêng của mình.

Giữa Iceland và Greenland, ẩn mình dưới làn nước lạnh giá của Bắc Băng Dương, thác nước Denmark Strait nằm chìm sâu dưới biển. Với độ cao thẳng đứng lên đến 3.500m, thác nước này cao gấp ba lần thác Angel ở Venezuela - thác nước cao nhất trên đất liền.

Độ rộng của nó cũng vô cùng ấn tượng, khoảng 480km. Thác nước khổng lồ này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự lưu thông của các dòng hải lưu toàn cầu.

Thác nước này hình thành nhờ sự giao thoa giữa dòng nước lạnh từ Biển Bắc và dòng nước ấm từ Đại Tây Dương. Sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn của nước tạo ra dòng chảy mạnh mẽ đủ sức di chuyển khối lượng nước khổng lồ trên đáy đại dương.

Ẩn mình khỏi tầm mắt con người

Dù có quy mô khổng lồ, thác Denmark Strait vẫn hoàn toàn ẩn mình khỏi tầm nhìn của con người và chỉ có thể phát hiện bằng các công cụ hải dương học tiên tiến.

"Nếu bạn ở đó, có lẽ bạn sẽ không nhận thấy nhiều điều đang xảy ra", Mike Clare, người đứng đầu bộ phận hệ thống địa chất biển tại Trung tâm Hải dương học quốc gia Anh, chia sẻ. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt yên tĩnh ấy là những quá trình tự nhiên mạnh mẽ đang diễn ra, thúc đẩy các dòng hải lưu toàn cầu và điều hòa khí hậu trên Trái đất.

Theo Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, thác nước Denmark Strait là di tích cổ đại được hình thành cách đây từ 17.500 đến 11.500 năm, trong kỷ băng hà cuối cùng. Những dòng sông băng khổng lồ đã định hình lại cảnh quan, tạo nên cấu trúc độc đáo của thác nước này.

Không giống những thác nước trên đất liền, kỳ quan ẩn mình này tồn tại trong một môi trường năng động, được hình thành và bảo tồn bởi sự kết hợp hàng ngàn năm của các dòng hải lưu, biến đổi nhiệt độ và quá trình địa chất.

Thác nước khổng lồ dưới lòng đại dương này không chỉ thách thức mọi giới hạn về kích thước và sức mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình tự nhiên thiết yếu của Trái đất.

Là một phần của hệ thống toàn cầu, thác nước Denmark Strait góp phần phân phối nhiệt lượng, chất dinh dưỡng và năng lượng khắp hành tinh, ảnh hưởng đáng kể đến thời tiết, mực nước biển và sự sống của các hệ sinh thái biển.

"Những gì diễn ra ở đây ảnh hưởng đến mọi nơi. Dòng chảy này tạo ra hiệu ứng gợn sóng kết nối các hệ sinh thái và khí hậu trên toàn cầu", nhà khoa học biển Anna Sanchez Vidal giải thích.

So với những điểm đến nổi tiếng như thác Niagara hay thác Angel, thác nước Denmark Strait vượt xa về kích thước. Khoảng 3,2 triệu mét khối nước chảy qua thác mỗi giây, nhiều hơn cả lượng nước sông Amazon đổ vào Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, dòng chảy khổng lồ này không ầm ĩ hay sủi bọt như các thác nước trên mặt đất mà vẫn giữ vẻ yên ả và vô hình trước mắt người thường.

Thác nước Denmark Strait đại diện cho một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp - thác nước ngầm dưới đáy biển. Những thác nước ngầm này khác biệt so với thác nước trên mặt đất, vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện hải dương học như sự khác biệt về nhiệt độ, độ mặn và mật độ nước.

Dù các dòng chảy nhỏ hơn có thể xuất hiện ở những nơi khác, chẳng hạn gần các rặng núi ngầm hoặc eo biển, không nơi nào có thể so sánh được về độ rộng hoặc độ cao thẳng đứng của dòng chảy Denmark Strait.

'Điểm mặt' những thác nước hùng vĩ nơi biên giới

TTO - Trên thế giới có những thác nước hùng vĩ nhưng phải 'xẻ đôi' khi nằm giữa 2 quốc gia. Bạn có biết chúng?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar