11/10/2011 09:49 GMT+7

Ký ức về những con tàu huyền thoại

MY LĂNG - KIM TUYẾN
MY LĂNG - KIM TUYẾN

TT - Sáng 10-10 tại bến Sa Kỳ (xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã long trọng đón đoàn đại biểu tham gia “Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - học kỳ trên biển”. Đây là điểm dừng chân thứ hai của hành trình.

Phóng to
Các cựu chiến binh và đoàn hành trình dâng hương tưởng niệm tại tượng đài Sơn Mỹ (Quảng Ngãi)- Ảnh: T.T.D.

Trở lại bến cũ, trong niềm rưng rưng xúc động, cựu thủy thủ Hoàng Gia Hiếu - máy trưởng tàu không số mật danh 41, thành viên của đoàn hành trình - kể về chuyến đi đầu tiên vào Quảng Ngãi tháng 11-1966: “Khi tàu vào tới điểm thả hàng (Đức Phổ) là 23g. Chúng tôi chỉ thả được 40 tấn xuống biển để sau này dân quân ra lặn, lấy về thì đã 3g sáng, không thể thả tiếp hàng được nữa”.

Trước đó, lúc 20g hôm trước, tàu 41 đã bị hai tàu chiến của địch đánh đèn hỏi. Chi bộ họp cấp tốc và quyết định không trả lời, quyết tâm đưa hàng vào tới bến. Địch nghi là tàu lạ từ miền Bắc vào nên bám theo. Khi vào đến khu vực Sa Kỳ, do tàu địch to nên không thể vào được, dàn ở ngoài cửa biển chặn đường ra.

Thuyền trưởng quyết định tìm đường hủy tàu trước khi trời sáng để giữ bí mật. Tàu sắt 41 là chiếc tàu đầu tiên phải hủy ở Quảng Ngãi. Tàu chạy cách điểm thả hàng một khoảng cách đủ để bảo vệ số vũ khí đã thả xuống biển. 13 người được lệnh vào bờ trước, chỉ còn lại bốn người làm nhiệm vụ phá tàu: thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, thuyền phó Nguyễn Hồng Lì, chính trị viên Đặng Văn Thanh và máy trưởng Phan Nhạn.

Sau khi điểm hỏa, chiếc tàu nổ tung không để lại một dấu vết có lợi cho đối phương. Còn các thủy thủ được giao liên dẫn đường đi bộ dọc dãy Trường Sơn và mất sáu tháng mới về đến Hà Nội.

Khi thấy rất nhiều tàu của ngư dân neo đậu ở bến, ông Lưu Công Hào - cựu thủy thủ tàu không số mật danh 43, thành viên của đoàn hành trình - rớm nước mắt nói: “Đây là nơi máu và thân xác của đồng đội tôi đã hòa tan vào sóng nước...”.

Đã 43 năm trôi qua, ký ức về chuyến đi chở 50 tấn vũ khí vào ngày 28-2-1968 vẫn còn đó, đầy ắp trong tâm khảm người cựu chiến binh.

Dịp này, đoàn hành trình đã đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ (nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16-3-1968), viếng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên đỉnh núi Thiên Ấn và giao lưu với sinh viên Trường ĐH Tài chính - kế toán Quảng Ngãi. Tối cùng ngày, đoàn tham gia buổi giao lưu lửa trại với thanh niên, đoàn viên tỉnh Quảng Ngãi tại cảng Sa Kỳ.

* Cùng ngày, Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp với Bộ tư lệnh hải quân tổ chức hội thảo “Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển và đoàn tàu không số”.

Ông Nguyễn Văn Đức - nguyên thuyền trưởng tàu không số - khẳng định: “Đoàn tàu không số đầu tiên của Bến Tre xuất phát từ ngày 1-6-1961, chứ không phải 17-8-1961 như nhiều tài liệu trích dẫn. Trải qua 15 năm (1961-1975) đã có 27 chuyến tàu không số cặp bến vào địa phận Bến Tre, chở theo hơn 2.700 tấn vũ khí và hàng hóa các loại”.

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Bến Tre là một trong những tỉnh trọng yếu góp phần tạo nên huyền thoại những con tàu không số.

MY LĂNG - KIM TUYẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar