01/09/2024 23:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên

Tối 1-9, cầu truyền hình mang tên 'Niềm tin và khát vọng' kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết năm 1954 - diễn ra ở TP.HCM, Đồng Tháp và Thanh Hóa.

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên - Ảnh 1.

Đại diện cho các gia đình nghệ sĩ nhận lại kỷ vật trong cầu truyền hình Niềm tin và khát vọng - Ảnh cắt từ clip

Cầu truyền hình do Đài truyền hình TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh - truyền hình Thanh Hóa và Đài phát thanh - truyền hình Đồng Tháp tổ chức.

Ba điểm cầu gồm: cảng Cát Lái (TP.HCM), khu lưu niệm Đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) và khu di tích lịch sử quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên - Ảnh 2.

Màn văn nghệ tái hiện hình ảnh người dân Thanh Hóa đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Lạch Hới - Ảnh: BÁO THANH HÓA

Tham dự ở các điểm cầu có ông Nguyễn Văn Nên - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Trương Hòa Bình - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên phó thủ tướng Chính phủ, thường trực Ban liên lạc miền Nam trung ương;

Ông Lê Minh Hoan - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Phan Văn Mãi -phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM;

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; ông Đỗ Trọng Hưng - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa… cùng nhiều lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể.

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên - Ảnh 3.

Từ trái qua: ông Lê Minh Hoan - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nguyên bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp); ông Phan Văn Mãi - phó bí thư thường trực, chủ tịch UBND TP.HCM; ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - có mặt ở điểm cầu Đồng Tháp - Ảnh: C.NHÂN

Cầu truyền hình tái hiện giai đoạn hào hùng đất nước

Thời tiết không thuận lợi bởi những cơn mưa tại hai điểm cầu Đồng Tháp và TP.HCM, chương trình diễn ra trễ hơn 45 phút so với kế hoạch ban đầu là 18h. 

Tuy nhiên, cầu truyền hình vẫn diễn ra trang trọng và xúc động.

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên - Ảnh 4.

Ca sĩ Cẩm Vân biểu diễn trong cầu truyền hình

Dài hơn hai tiếng, qua các phóng sự, những câu chuyện kể xúc động của người thật việc thật về một thời khi những học sinh, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, được đồng bào miền Bắc nuôi dưỡng và dạy dỗ.

Tình cảm của Bác Hồ dành cho chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam ra Bắc học tập cũng được nhắc lại. 

Đó còn là ký ức đẹp của GS - nhà văn Trình Quang Phú và bà Lê Minh Ngọc - nguyên phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM... những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được gặp Bác Hồ.

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên - Ảnh 5.

Một tiết mục văn nghệ đậm chất Nam Bộ trong cầu truyền hình - Ảnh cắt từ clip

Trong chương trình, tại điểm cầu TP.HCM, bà Trần Việt Hoa - giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - chia sẻ về những kỷ vật của các cán bộ "đi B" gửi lại cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ trước ngày lên đường.

Và nhân dịp này bà đã mang ba bộ hồ sơ trao lại cho gia đình là các nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho đất nước.

Bộ hồ sơ đầu tiên của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông vào quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này, ông viết một số ca khúc như Hành khúc ngày và đêm, Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam.

Bộ thứ hai là hồ sơ của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền - tác giả của ca khúc bất hủ Hát mãi khúc quân hành, và bộ thứ ba là hồ sơ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả - biên kịch hai tác phẩm nổi tiếng là truyện ngắn Chiếc lược ngà và phim điện ảnh Cánh đồng hoang.

Ông Nguyễn Quang Sáng là cán bộ miền Nam tập kết, rồi vào chiến trường miền Nam, dùng chính ngòi bút của mình để tham gia chiến đấu.

Những câu chuyện được kể tiếp tục minh chứng cho truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam của hai miền Nam - Bắc, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, gian khổ để bảo vệ và dựng xây đất nước.

Tin tức xem nghe cuối tuần: 1.000 nghệ sĩ tham gia cầu truyền hình mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức xem nghe cuối tuần: Triển lãm ảnh, giới thiệu sách ảnh Điện Biên Phủ xưa và nay; Các phim ngoại mới ra rạp giữa cơn sốt Lật mặt 7; Khúc tráng ca thành Gia Định ra Nhà hát thành phố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar