07/12/2005 23:29 GMT+7

KTS Hoàng Đạo Kính: "Tôi còn yêu, còn thiết tha với nhiều điều"

Theo Thể Thao & Văn Hoá
Theo Thể Thao & Văn Hoá

GS.TS Hoàng Đạo Kính, Phó chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư VN, say mê kiến trúc đến mức "nhắm mắt lại tôi cũng có thể hình dung vị trí từng bức chạm ở đình Tây Đằng". Khắc họa bản thân mình, con trai của nhà văn hóa học danh tiếng Hoàng Đạo Thúy nói:

Phóng to
KTS Hoàng Đạo Kính

"Tôi thuộc lớp người đầu tiên có duyên được đến với những kiến trúc di sản đồng bằng - trung du Bắc bộ, rồi Huế, Hội An... từ những năm 1980. Con người tôi tồn tại khó lòng xa rời những ràng buộc khách quan, từ công việc, đời thường, những hệ luỵ sống. Mọi người đến với tôi, trước hết, đều không phải vì tiền...".

Tôi muốn gọi đúng tên sự vật

* Ông có nói rằng nghề "làm di sản" (bảo tồn và trùng tu di sản) đem lại cho ông nhiều nỗi buồn...

- Nghề làm di sản rất hàn lâm, và chỉ tồn tại khi đời sống vật chất cũng như tinh thần khá phong lưu. Người làm nghề cần biết hoài cổ. Cần am hiểu, biết sang trọng, lịch duyệt và cần có tâm. Nghèo nàn, xô bồ, lại chỉ nghĩ tới miếng ăn, tới cái lợi trước mắt thì khó lòng làm di sản. Nghĩ đến những gì đã xảy ra ở Lam Kinh hay khu di tích Hoàng thành Thăng Long hiện tại tôi day dứt và buồn khôn tả.

* Người ta bảo ông Kính luôn sẵn lòng làm "hiệp sĩ" cho các di sản?

- Tôi chỉ có thể góp phần bảo vệ các di sản bằng cách nói lên ý kiến của mình. Nhưng trong các hội thảo khoa học tìm phương án bảo vệ khu di tích Hoàng thành hay lập dự án bảo tồn khu phố cũ Hà Nội, tôi đều không được mời tham gia.

* Phải chăng vì ông luôn đưa ra những ý kiến độc lập?

- Hoàn toàn không phải. Tôi chỉ luôn tìm cách gọi đúng tên sự việc, nhìn nhận đúng bản chất, để từ đó có cách ứng xử thích hợp. Giá trị di sản của khu phố cũ Hà Nội không phải ở những ngôi nhà vài trăm tuổi (vì làm gì có) mà ở một không gian văn hoá tinh thần, sự đào luyện văn minh phố thị, từ ăn, mặc, ở, đọc, làm, nói năng, xử thế... quyện chặt thành một tổng thể sống động. Đó mới là điều cần bảo tồn.

Còn người ta lại muốn "thắt ga rô", biến nơi đây thành di tích, để ngưỡng vọng. Kết quả là kiến trúc phố cũ HN giờ cũng tan hoang, với hàng loạt nhà mới "chịu phạt để xây"!

Ngược lại, với di tích Lam Kinh, đáng lẽ phải giữ nguyên từng mẩu gỗ, viên gạch, bởi đó là duy nhất những gì còn lại thể hiện lối tư duy và kiến tạo của triều Lê sơ hiển hách, thì người ta lại biến di tích thành "đồ cổ giả"!

Hoàng thành, nơi chồng chất lớp lang những tế bào lịch sử, cần duy trì sự phát lộ không suy xuyển, thẩm nạp, giải mã... thì chúng ta lại bỏ mặc để theo đuổi những dự án viển vông.

* Nhìn nhận đúng bản chất của sự vật cũng phải được xem là một cách ứng xử văn hoá, thưa ông...

- Ảo tưởng, huyễn hoặc, không chỉ là kết quả của thiếu hiểu biết, mà còn do áp đặt, duy ý chí, vụ lợi. Tự nhìn nhận rõ năng lực, biết mình là ai trong mối quan hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai, đó cũng là cách ứng xử văn hoá.

Đọc sách, nhảy đầm, uống rượu...

* Có lẽ ông không phải con người thuần Á Đông?

- Tôi xa đất nước từ thuở nhỏ và được thụ hưởng nền giáo dục của nước Nga thời kỳ còn hàn lâm và thuần khiết. Thuở thanh niên, tôi được đọc, được chia sẻ với Lementov, Exenin, Bloock, A.Tonstoi... nỗi hoài nhớ một nước Nga trầm sâu, xưa cũ, một nền tảng tinh thần thâm căn cố đế từ ngàn xưa, nay linh cảm đứng trước những biến động khủng khiếp.

Niềm yêu nước cuồng dại trong những giao hưởng của Procofieev. Tôi đã cùng "nàng" tới những tu viện miền Bắc Nga, nơi các cây cầu xây bằng những tảng đá khổng lồ được dịch chuyển nhờ sức người, trắng ngời giữa biển xanh buốt lạnh. Nơi đây tôi đã linh cảm về một tình yêu Tổ quốc không thể nói thành lời. Trở về quê hương, tôi tìm thấy sự đồng cảm nơi những di sản kiến trúc - tinh thần sâu lắng và tinh tế. Chất hoài cổ trong dòng máu nhà nho đậm nét hơn. Nhưng tôi là con người hiện đại.

* "Hiện đại" - có phải trong mọi lĩnh vực sống?

- Nếu hiểu hiện đại là sự tùy tiện, lộn xộn, thực dụng là mất căn bản, như lối sống và làm đang nhiễu nhương hiện tại thì tôi không như vậy. Tôi không phải chịu sự áp đặt khô cứng về mặt tư tưởng hay những huyễn tưởng tinh thần. Tôi sống với thực tại. Có thể khiêu vũ suốt đêm. Và chiều nào cũng phải lêu têu... để nguôi nỗi buồn.

* Ông có thể nói thêm một chút về thực tại của mình?

- Tôi còn yêu, còn tha thiết với nhiều điều. Như làng Phước Tích "của tôi", nơi còn lưu giữ hương hỏa 12 vị thành hoàng lập làng từ thế kỷ 15, lưu giữ kiến trúc cảnh quan của hơn 100 năm trước, với những ông già bà cả đôn hậu tới mức khiến chúng ta hôm nay phải xấu hổ... Người dân còn nghèo lắm, và đang khổ vì khách du lịch, kể từ khi làng được "phát hiện"... Lần này về Phước Tích tôi sẽ cố gắng mang vào làm quà cho mỗi nhà một tấm bánh chưng...

* Ông quan niệm thế nào về cái đẹp hiện đại?

- Tuần trước tôi vừa ngồi trong vườn thiền ở Nhật Bản. Cái nhỏ nhẹ, giản dị đến thanh khiết toát ra từ mọi vật. Không gian được tổ chức tự nhiên như một dòng không khí đang chảy. Đó là một quan niệm về cái đẹp.

Còn cái đẹp hiện đại cần tương xứng với cuộc sống hiện đại, thể hiện những giá trị của cuộc sống đương đại. Hà Nội trước kia là kẻ chợ, cái lò luyện văn minh phố thị, còn ngày nay, từ đôi giày đến cái áo... đều đi sau. Hà Nội cũng chưa hề có công trình kiến trúc nào để ghi dấu ấn "hiện đại" ngày hôm nay.

Theo Thể Thao & Văn Hoá

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar