10/03/2017 08:04 GMT+7

Kong: Đảo đầu lâu: Đưa cảnh đẹp Việt ra thế giới

MINH THẠCH
MINH THẠCH

TTO - Cuộc thám hiểm nghẹt thở đến vùng đất của quái vật Kong huyền thoại không chỉ là khởi đầu đầy mãn nhãn của mùa phim hè năm nay, mà còn đánh dấu mốc son đầy hi vọng cho thị trường Việt Nam cả về phim ảnh lẫn văn hóa, du lịch.

Khung cảnh Việt Nam quyến rũ trong phim Kong: Skull Island. Phim khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 9-3 - Ảnh: CGV


Có kinh phí sản xuất khoảng 190 triệu USD, câu chuyện của Kong: Skull Island (Kong: đảo Đầu Lâu) xảy ra trong những năm 1970. Vệ tinh Landsat 1 của NASA phát hiện hòn đảo hoang vu mang hình dáng một chiếc sọ người - mảnh đất gắn liền với hàng loạt vụ tàu thuyền mất tích bí ẩn. Đó chính là đảo Đầu Lâu - thánh địa của Kong, cũng là nơi đoàn thám hiểm sẽ dấn thân vào một hành trình khám phá đầy kịch tính.

Cuộc phiêu lưu nghẹt thở

Bill Randa (do John Goodman thủ vai), người luôn tìm kiếm những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm dựa trên kết quả vệ tinh Landsat thu được, đã chuẩn bị một hành trình mà ông biết rằng tất cả thành viên trong nhóm sẽ đối diện nhiều hiểm nguy.

Bill thuyết phục đại úy James Conrad (Tom Hiddleston) - chuyên gia về rừng và Preston Packard (Samuel L. Jackson) - cựu chiến binh dạn dày kinh nghiệm chiến trận cùng tham gia chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Nhóm còn có một người ngoại đạo là Mason Weaver (Brie Larson), vốn là nữ phóng viên chiến trường...

Càng tiến sâu hơn vào thánh địa của Kong, các thành viên nhóm càng nhận ra mọi thứ khác xa hoàn toàn với những gì họ biết trước đó. Đáng sợ hơn, không ai trong số họ biết mình đang châm ngòi một cuộc chiến gay cấn giữa con người và thiên nhiên khi chọn cách ném bom thăm dò địa chất. Và lúc quái vật khổng lồ thống trị đảo Đầu Lâu xuất hiện, mọi thứ chỉ mới bắt đầu...

Song song với cuộc chiến giữa con người và Kong là những màn đối đầu kinh hoàng giữa Kong và những quái thú khổng lồ khác, từ các loài có cánh, loài ăn thịt, loài ăn cỏ hay các loài có sừng. Hung hãn nhất chính là Skull Crawlers - loài bò sát có hình thù con thằn lằn.

Tới thánh địa của Kong, người xem càng cảm nhận rõ ràng nỗi sợ hãi, những điều mới lạ và cả những nguy hiểm đang rình rập phía trước.

Hai ngôi sao Brie Larson và Tom Hiddleston (thứ hai và ba từ trái qua) trong phim Kong: Skull Island - Ảnh: CGV


Vẻ đẹp Việt Nam qua góc nhìn Hollywood

Kong: đảo Đầu Lâu là bom tấn Hollywood đầu tiên quay tại Việt Nam. Phần lớn thời lượng phim là các cảnh quay phô diễn vẻ đẹp của núi rừng Việt Nam. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình, Quảng Bình và Hạ Long đã trở thành thánh địa của Kong. Không ít người xem Việt Nam ngỡ ngàng và đắm chìm trước những vẻ đẹp quá đỗi quen thuộc, nhưng lại trở nên mới lạ qua góc nhìn của những nhà làm phim đến từ kinh đô điện ảnh.

Bối cảnh phim được dựng từ những địa danh nổi tiếng ở Hawaii, Úc và Việt Nam, trong đó Ninh Bình được coi là bối cảnh chính. Chuyên gia săn tìm bối cảnh Leann Emmett từng chia sẻ: “Chúng tôi chọn Ninh Bình ngay lập tức khi tới đây khảo sát bởi cấu trúc đá ở đây quá đẹp, quá độc đáo, không thể tìm thấy một nơi nào khác tương tự trên thế giới”.

Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts từng bộc bạch về những tình cảm tốt đẹp của mình với Việt Nam: “Tôi chắc chắn khán giả sẽ cảm thấy yêu mến Việt Nam cũng như tôi vậy. Hi vọng Kong: đảo Đầu Lâu sẽ truyền cảm hứng để mọi người có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.

Những gì được trải nghiệm ở Việt Nam đã khiến tôi thay đổi rất nhiều, tôi thật sự ấn tượng với văn hóa cũng như người dân bản địa. Có lẽ không gì có thể khiến tôi hạnh phúc hơn việc có thể giúp thế giới biết tới lịch sử hào hùng tới mức khó tin của đất nước này”.

Qua những vẻ đẹp kỳ vĩ được thể hiện trên màn ảnh rộng, hang động Tú Làn, động Phong Nha, khu sinh thái Tràng An, đầm Vân Long hay quần thể kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long chắc chắn trở thành những điểm đến đầy mời gọi.

Văn hóa Việt Nam thời xưa với cảnh sinh hoạt của những thổ dân cùng hình ảnh tre nứa, cây cỏ hay mành chiếu cũng được đưa lên phim một cách ấn tượng. Trước đó, việc đoàn phim Kong: đảo Đầu Lâu ghi hình một tháng tại Ninh Bình, Quảng Bình và Hạ Long cũng thu hút sự quan tâm của người dân trên khắp cả nước. Việt Nam hoàn toàn hi vọng sẽ thu hút các nhà làm phim Hollywood khác chọn nơi đây làm bối cảnh thực hiện các siêu phẩm.

Kỷ nguyên mới của huyền thoại King Kong

Kong: đảo Đầu Lâu là bộ phim thứ bảy về Kong - nhân vật quái thú mang tính biểu tượng của lịch sử điện ảnh được ra mắt lần đầu năm 1933. Không giống các phần phim khác như King Kong 1976 hay King Kong 2005, đây là một phiên bản nguyên thủy hoàn toàn.

Nhân vật Kong sẽ mang khía cạnh của một dã thú, đầy uy quyền hơn là một anh hùng “soái ca” sở hữu trái tim ấm áp và tình yêu mãnh liệt với con người như khi đã trở thành “King” trong các bộ phim trước.

Toàn bộ câu chuyện phim diễn ra trên hòn đảo quê hương của chúa tể Kong, chứ không phải là tòa nhà chọc trời nào ở New York hay Dubai. Điểm đáng chú ý là kích thước của Kong, với chiều cao lên tới 100 feet (tương đương 30m), đã đánh dấu kỷ lục là phiên bản khổng lồ nhất của Hollywood trên màn ảnh, gấp bốn lần so với bản phim năm 2005 và gấp đôi Kong của thập niên 1930.

Theo đoàn làm phim, hơn 300 họa sĩ, chuyên gia đồ họa và kỹ thuật viên đã nỗ lực không mệt mỏi suốt 18 tháng để hiện thực hóa ý tưởng thiết kế đặc biệt này của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và đoàn phim.

MINH THẠCH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar