06/03/2022 10:33 GMT+7

Kit xét nghiệm nhanh tăng giá do một số nước hạn chế xuất khẩu

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Theo Bộ Y tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kit xét nghiệm nhanh tăng giá là do nhu cầu gia tăng và kéo dài của người dân. Đặc biệt, nguồn cung hàng hóa thiếu do Hàn Quốc và Trung Quốc hiện hạn chế xuất khẩu.

Kit xét nghiệm nhanh tăng giá do một số nước hạn chế xuất khẩu - Ảnh 1.

Nhiều nhà thuốc lẻ ở Hà Nội vẫn bán kit xét nghiệm nhanh COVID-19 theo nhu cầu thị trường và không có bảng niêm yết giá - Ảnh: NAM TRẦN

Theo báo cáo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế trình Thủ tướng, tính đến ngày 4-3, Bộ Y tế đã cấp phép 169 trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu.

Ngày 23-2, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) đã làm việc với các đơn vị sản xuất, nhập khẩu mặt hàng kit xét nghiệm COVID-19, nắm bắt tình hình về giá cả và khả năng cung ứng đối với hàng hóa này.

Nguyên nhân chính là nguồn cung hàng hóa bị thiếu do các nước sản xuất chính là Hàn Quốc, Trung Quốc hiện đang hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó, các đơn vị, cá nhân bán lẻ tranh thủ tình hình nhu cầu cao và thiếu hàng hóa để tăng giá.

Với nhu cầu sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh của người dân gia tăng và kéo dài, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và các bộ ngành về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế.

Trong đó đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Y tế sớm nghiên cứu, xem xét trình Chính phủ đưa mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm) vào diện bình ổn giá trong thời kỳ phòng, chống dịch COVID-19. Ban hành quy định về mức giá trần xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở y tế tư nhân.

Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc với các bộ, ngành để có phương án xác định cụ thể về danh mục và phương án bình ổn giá trang thiết bị y tế phòng chống dịch trong thời gian tới.

Bộ Y tế yêu cầu niêm yết giá kit xét nghiệm, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá

TTO - Ngày 3-3, Bộ Y tế có công điện 286 gửi đến UBND các tỉnh, thành phố về khắc phục tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar