01/08/2017 10:39 GMT+7

Kinh tế tư nhân chuyển mình

CầM VăN KìNH
CầM VăN KìNH

TTO - 50-60% GDP là tỉ lệ đóng góp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn kinh tế tư nhân tổ chức ngày 31-7 mong muốn khu vực kinh tế tư nhân sớm đạt được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thống kê gần nhất, tỉ lệ này mới đạt 39,21% cho thấy nếu đạt 50-60%, bức tranh của nền kinh tế có thể sẽ khác hơn rất nhiều.

Có nhiều thông tin tích cực để con số này sớm thành hiện thực.

Đó là nghị quyết trung ương 5 với sự khẳng định vai trò đầu tàu của khu vực kinh tế tư nhân.

Là Chính phủ đang điều hành với tinh thần kiến tạo và hành động. Là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi với lạm phát thấp, tỉ giá - lãi suất ổn định. Là tinh thần khởi nghiệp đang tăng.

Là nền kinh tế không thể dựa mãi vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, phải dựa vào nội lực, mà khu vực năng động nhiều tiềm năng nhất là khối kinh tế tư nhân...

Nhưng để khai thác những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trên nhằm xây dựng một lực lượng kinh tế tư nhân hùng mạnh hơn, quy mô hơn cần những bước đi dài, đòi hỏi nỗ lực cả ở hai phía.

Trước hết, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đòi hỏi: “Kinh tế tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, thiếu chuẩn mực...”.

Đây là điều không hề đơn giản bởi không ít doanh nghiệp thuộc khu vực này đã quen làm ăn theo kiểu chạy chọt, thân quen, lợi nhuận nhiều - nộp thuế ít, thiếu tinh thần hợp tác - liên minh với nhau...

Nhưng để kinh tế tư nhân thay đổi, bung ra, có nhiều việc mà chính quyền phải làm nhanh, quyết liệt.

Đó là phải sớm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước khỏi những lĩnh vực không nhất thiết Nhà nước phải làm. Là phải xóa đi khả năng có những lợi ích nhóm, sự kết hợp giữa các bộ ngành với các doanh nghiệp trực thuộc. Là phải bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn - kể cả vốn viện trợ phát triển.

Là các bộ ngành, như Thủ tướng nói: “Phải có cả tâm lẫn tài. Tâm thôi không đủ mà còn phải nâng cao năng lực để bắt nhịp và thích ứng với đòi hỏi của kinh tế tư nhân”...

Vậy phải làm như thế nào? Đó là đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Là thu hồi những dự án, đất đai và cả cơ chế chính sách đã dành cho những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thua lỗ để trao lại cho những nhà đầu tư có năng lực.

Làm được việc này chính là trao cơ hội đến mọi doanh nghiệp có tiềm lực, là phân bổ lại nguồn lực, xóa bỏ nhóm lợi ích - những trở ngại được cho là đang níu chân kinh tế tư nhân phát triển.

Hãy thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải thiện môi trường kinh doanh. Bởi đã có không ít cuộc đối thoại giữa các bộ ngành và địa phương với doanh nghiệp nhưng chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới còn thua nhiều nước trong khu vực.

Cả xã hội đang dõi theo từng bước đi, sự lớn mạnh của khối kinh tế tư nhân mà tỉ trọng đóng góp cho GDP chính là thước đo.

Đó cũng chính là thước đo, đánh giá sự thay đổi của doanh nghiệp lẫn chính quyền, thước đo của sự thành công.

CầM VăN KìNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar